Chương 22: Liên Hoàn Kế: Hỏa Công và Thiên Lôi Công
- Trang Chủ
- Xuyên Về Thời Lê Hỗn Quân Phiệt
- Chương 22: Liên Hoàn Kế: Hỏa Công và Thiên Lôi Công
Sáng hôm sau, Quốc vừa thức dậy thì Hương từ ngoài bước tới, chậm rãi giúp Quốc rửa mặt và thay đồ. Lúc mới đầu, Quốc khá ngượng ngùng, phản cảm việc này bởi bản thân cũng là xử nam hai mấy năm, nhưng sự tiện lợi quả nhiên tốt, dần dần cũng chấp nhận. Lát sau, Quỳnh cũng mang lên một bán bút thơm nức, Quốc chậm rãi thưởng thức, đợi lúc này, Hương mới nói:
“Thưa Vương gia, sáng sớm Vũ Nhị tới, nói rằng sản phẩm ngài đưa qua đêm qua đã chế tạo hoàn thành. Khi nào ngài rảnh, nô tỳ bảo hắn mang sang.”
Quốc vươn người, than:
“Ở Phủ mãi cũng chán, bảo hắn chuẩn bị sẵn, chúng ta giờ đi.”
Hương gật đầu.
*
Nhanh chóng Quốc mang theo bốn người Đại Lâm đi ra phủ, đi đâu dân chúng cũng nhiệt liệt chào hỏi. Phải nói Quảng Nam đã thay da đổi thịt rất nhiều.
Đầu tiên nghiêm cấm việc xả rác bừa bãi thay vào đó, mỗi người đựng trong cái mẹt, mỗi sáng các công nhân dọn vệ sinh sẽ đánh xe bò thu gom chở ra cách đó 10 km đào hố chôn xuống, rắc vôi và lấp. Thứ hai, không được thả gia súc: chó, bò….ra đường. Nghiêm cấm hành động nhổ nước bọt và đái bậy. Thứ ba, xây dựng những nhà vệ sinh công cộng. Thứ tư, nghiêm cấm ẩu đả, đánh lộn…Ai vi phạm tùy mức độ mà sẽ bị phạt hành chính hoặc phạt tiền. Uy quyền Quốc và sự hành động quyết liệt, khiến phần lớn đều tuân theo. Chưa kể, nhiều kẻ tinh ranh lợi dụng tiến hành câu cá chấp pháp, khi để em gái, vợ hoặc bạn gái ăn mặc “mát mẻ” đi ra đường lúc chập tối gần các quán ăn, kẻ nào say xỉn, con cu làm mù con mắt, buông lời trêu nghẹo, đụng chạm chân tay, lập tức xông lên bắt và giải cho quan phủ, thu lấy tiền đền bù. Mặc dù chưa tiến tới tình trạng “Của đánh rơi ngoài đường không ai nhặt” nhưng tiệm cận rất nhiều.
Tầm 15 phút, Quốc cũng tới được thành Nam, nơi đây không còn dân cư sinh sống mà được quy hoạch trở thành Khu Công Xưởng, với lớp tường bằng gạch xây cao 3 m bao bọc xung quanh, binh lính gươm giáo nghiêm mật canh gác. Con ruồi cũng không thể lọt.
Quốc tới cửa, cậu bé Vũ An sớm có mặt, cung kính:
“Thưa Vương gia, trong xưởng khá nhộn nhạo và phức tạp. Đại nhân Vũ Nhị bảo con ra dẫn đường cho ngài.”
Quốc gật đầu, cả đám người nhanh chóng theo hướng dẫn tới Phòng Thí luyện. Hơn 20 con diều Chim Lạc theo mô hình chế tác ở trước mặt gồm 5 bộ phận: Mỏ là một miếng sắt nhỏ, nhọn và vút cao; Cốt làm bằng bằng làm bằng tre đã ngâm nước 1 tháng và phơi khô; Da làm bằng vải ngâm trong nước bột Lửa ( gồm 1 cân lưu hoàng + 1 lạng diêm tiêu trộn với nước, nấu tan); Đuôi thuyền là cỏ bấc cũng được ngâm qua trong bột Lửa; Một sợi dây giấy làm ngòi thuốc dài bằng dây gai buộc vào sau đuôi diều, còn thừa thì quấn vào dây diều. Hình dáng có chút xấu xí, Quốc hơi đen mặt, nói:
“Đã kiểm nghiệm chưa?”
Vũ Nhị đáp:
“Thưa Vương gia, thuộc hạ đã thử 3 lần, kết quả khá khả quan: bay cao chừng 50-70m vượt qua tầm bắn thẳng đứng của các vũ khí thông thường như tên, giáo…Tốc độ bén lửa 2/3. Để thuộc hạ thử nghiệm lại để Vương gia xem.”
Dứt lời quay sang Vũ An, nói:
“Lên.”
Theo hiệu lệnh, Vũ An chậm rãi điều khiển, diều nhanh chóng bay lên, khi đạt độ cao chừng 70m, Vũ Nhị hô:
“Châm.”
Một ngọn lửa châm vào dây, rất nhanh con diều cháy hừng hực rơi xuống, thiêu đốt sạch sẽ 1 vùng đất. Liên tục thử nghiệm 2 lần, Quốc hơi cau mày, cầm lấy giấy vẽ 1 đường cong parabol, lẩm bẩm:
“Dựa vào độ cao trung bình qua 5 lần đó, ta xác định được độ cao cực đại H từ 50m đến 70m, tầm bay xa L = 2*H*sin(2*A)/[sinA]^2. Vậy tầm xa cực đại L = 2*H, khi A = 45 độ. Quy trình tác chiến hiệu quả, sẽ gồm 3 bước:
B1: Xác định khoảng cách tới mục tiêu L (m), qua đó tìm được độ cao cần đạt khi thả diều H = L/2 (m)
B2: Thả diều sao cho góc nghiêng so với phương đứng 45 độ và đạt độ cao H (m)
B3: Châm lửa, và cắt dây để Diều rơi xuống.”
Xong đưa cho Vũ Nhị, nói:
“Ngươi xem qua? Chỉnh lý thêm rồi đưa sang cho Phạm Ôn.”
Vũ Nhị cầm lấy xem qua, tuy có vài từ ngữ khó hiểu vượt xa thời đại, nhưng Vũ Nhị từng được Vũ Đáo dậy bảo nên cũng nắm được đại ý, đáp:
“Vâng.”
Quốc hài lòng nhìn sang:
“Hương, thu xếp người mang đám diều này qua phủ.”
“Đại Lâm, tập hợp mọi người qua phủ bàn đối sách.”
*
Khi Quốc về đến phủ, hầu hết đều sớm có mặt, nhưng mấy ngày tăng cường đề phòng, ai cũng mệt mỏi, Quốc nhìn qua một lượt, trầm giọng:
“Mấy ngày nay vì giải quyết vấn đề trại Tân Kỳ gây ra, ta rất đau đầu, cuối cùng cũng chế ra được lợi khí để tiêu diệt, các ngươi thử nhìn xem.”
Sau đó, diều Chim Lạc được đưa ra, cả đám thay phiên ngắm nhìn, một lúc Lương Đắc Bằng lắc đầu:
“Hình dáng kỳ quái, nhưng bản chất vẫn là 1 con diều.”
Phạm Ôn nghi hoặc:
“Chả nhẽ nhị ca muốn dùng nó câu thông Thiên Lôi, nhờ Thiên tiêu diệt.”
Quốc cười:
“Haha, đoán gần đúng, còn ai có ý kiến gì không.”
Cả đám liếc nhau, xong cung kính:
“Chúng thuộc hạ ngu dốt, mong Vương gia chỉ giáo.”
Quốc vốn muốn đùa nghịch tâm tư chút, nhưng nhìn đám người ai cũng nghiêm túc, nói:
“Trại Tân Kỳ canh phòng nghiêm mật, dễ thủ khó công. Đánh trực diện thiệt hại vô cùng, ai cũng biết. Nên thay vì theo lối mòn cũ, chúng ta thay đổi phương hướng, đánh từ trên xuống. Cách này ta gọi là Liên hoàn kế: Hỏa công cùng Thiên Lôi công.
Khi trời nổi gió sẽ thả Diều Chim Lạc lên, dựa theo quy trình tác chiến đã xây dựng tùy từng mục tiêu mà tiến hành điều chỉnh độ cao. Khi đạt yêu cầu thì lấy lửa đốt vào đầu dây ngòi thuốc, lửa bén theo lên diều và cháy đứt dây (không được thì dùng dao cắt), diều rơi xuống, sẽ đốt cháy trại giặc. Ngoài ra 1 bộ số buộc vào những cột gỗ trồng trước trại Tân Kỳ, khi mưa, con diều sẽ bị ướt, dẫn dòng điện từ sét xuống các cột, và chỉ cần vậy, ta kéo giật từ xa, sẽ khiến chúng đổ nhào về cửa trại, giật chết những tên lính canh.
Còn những thanh sắt nhọn, ta gọi là Cột Thu Lôi, Đại Lâm và Trần Phong nhân ban đêm chúng lơ là lẻn vào, cắm những thanh sắt đầu vuốt nhọn lên các mái nhà (ẩn nấp kỹ), sét khi đánh xuống sẽ bị hút về. Một là đánh chết hoặc đáy cháy. Hai là khiến cả đám đêm không ngủ được, tinh thần uể oải.
Đợi tạnh mưa, hết sét, chúng ta sẽ cường công, cửa gác đã mở, lấy nhàn thắng mệt, Tân Kỳ sẽ xoá sổ.”
Có vài từ ngữ chuyên ngành như ‘điện’, ‘hút về’, ‘giật’, ‘cột thu lôi’….không phải ai cũng hiểu, nhưng đại ý nắm qua, cộng thêm niềm tin với Quốc là tuyệt đối, đám người vâng vâng dạ dạ đi chuẩn bị. Trong lòng cũng háo hứng chờ mong.
*
Hôm sau Phạm Ôn và Lê Hoàn bắt đầu theo quy trình tác chiến Quốc viết ra, bắt đầu huấn luyện, tất nhiên để tiết kiệm chi phí bỏ đi việc châm hỏa. Mọi thứ Quốc nói ra rất dễ hiểu, cùng đám người phần lớn đều thuộc thân binh của Quốc, nhanh chóng thành thạo. Địa lợi, nhân hòa đều có, giờ chỉ còn đợi Thiên thời là bắt đầu.
Mọi thứ dường như ủng hộ, giữa trưa, Quốc vừa lim dim mắt ngủ thì Phạm Ôn tiến vào:
“Thưa Nhị ca, theo Binh Thư Yếu Lược: “bốn phương trời có gió bụi màu đỏ bay đầy núi sông thì sẽ có mưa”, đệ nghĩ hôm nay trời đẹp để xuất binh.”
Quốc miễn cưỡng mở mắt, đáp:
“Binh đao ta không rõ. Đệ thấy thuận thì đi làm, ta chỉ cần đệ làm gì hãy nhớ ‘Dù làm gì thì cũng lấy an toàn làm đầu’”
Phạm Ôn đáp:
“Nhị ca yên tâm, hãy chờ tin vui của đệ.”
Chẳng bao lâu, 1500 binh dưới sự dẫn dắt của Phạm Ôn và Lê Hoàn hành quân tiến về hướng trại Tân Kỳ…