Chương 186: Biết chừa đường lui
……
Đó là một ngày trời mưa giông khi chị Tống đến Bách Châu, chuyến bay bị hoãn hai lần, cuối cùng đành phải hủy. Chị gọi điện thoại cho Phong Niên tại sân bay: “Ông trời không chiều lòng người, cướp đi nửa ngày rảnh rỗi phù du của chúng ta.”
Dù sân bay Bách Châu đang nắng nóng như hun, nhưng Phong Niên vẫn buồn và thất vọng vì trận bão lũ ở đầu bên chị, nói chị vất vả rồi, về nhà nghỉ ngơi đi nhé.
Phong Niên trở về nhà nghỉ đã đặt trước, một mình nằm trên giường lớn ngẩn ngơ nghĩ về Tống Việt Quỳnh, nghĩ hôm nay chị ấy sẽ mặc chiếc váy nào? Có lại bỏ ra 3.000 tệ làm kiểu tóc xoăn càng thêm động lòng người hay không?
Khi chị Tống cười, Phong Niên tin rằng nụ cười đó chỉ dành cho riêng mình. Phong Niên đã xem cuộc phỏng vấn của Chị Tống trên mạng, qua video chị chuyên nghiệp và thân thiện, nhưng xa lạ. Khi chỉ thuộc về Phong Niên, chị Tống có dục vọng trong suốt, có quyết đoán quyến luyến.
Kế hoạch tiếp đón chị Tống của Phong Niên cũng cần điều chỉnh lại, phải hủy cuộc dạo chơi Bách Châu chiều mai, cũng phải gọi cho bên thuê xe xin hoãn giờ đón. Nghỉ ngơi đến chín giờ tối, bỗng chị Tống gọi: “Chị đang ở sân bay Bách Châu. Em còn ở nhà nghỉ không?”
Ông trời không chiều thì chị Tống tự làm. Chị nói cảm ơn tuyến Bắc Kinh – Quảng Châu đã cho chị thoải mái chọn các sân bay dọc đường, sau gần 10 tiếng, chị Tống cuối cùng cũng xuất hiện trước mặt Phong Niên. Nụ cười của chị trùng khớp với nụ cười trong trí nhớ của Phong Niên, chăm chú hơn cả trong trí nhớ. Phong Niên nói em không muốn chị mệt như vậy, chị Tống nói thật kỳ lạ, chị không cảm thấy mệt.
Chị bồn chồn, không muốn lãng phí thêm một đêm và nửa ngày, chị nói Hoài Phong Niên ở Bắc Kinh không giống ở Bách Châu, chị phải đến gặp lần nữa, thay vì để Phong Niên về Bắc Kinh.
Có gì khác sao? Đầu cắt húi cua của Phong Niên được chị Tống nâng bằng cả hai tay, chạm lên ba xoáy tóc trên đầu, hôn từng cái một: “Hoài Phong Niên ở Bắc Kinh mang vẻ tủi thân, chán nản và đau khổ, chỉ khi ở Bách Châu, em mới có cảm xúc và tinh thần hơn.” Chị Tống nói, chị muốn ăn hoành thánh tiệm nhà em làm.
Chị Tống như con rắn nước xuyên mưa vượt biển đến đây, cơ thể mảnh dẻ của chị quấn chặt mọt sách Hoài Phong Niên, nói hãy tranh thủ khi chị vẫn còn sức, đừng lề mề quá lâu. Chị luôn có thể phá vỡ bùa mê thuốc lú thơ từ ca phú của mọt sách chỉ bằng một chiêu, mọi thủ pháp như trần thuật, ẩn dụ hay liên tưởng đều trôi vào lãng quên, cũng biến thành một con rắn khác, lưỡi rắn lặng lẽ tiến vào, giọng nói và cơ thể của chị Tống đều bắt đầu nhập cuộc. Phong Niên chỉ kịp tranh thủ nghĩ, sự thật rằng Tống Việt Quỳnh là một tuyệt phẩm mới là nguyên nhân chính khiến cô mụ mị.
Lần này chị Tống khác, rất nhanh chị đã đạt đến đỉnh cao của sự run rẩy, nhịp thở hổn hển mà nhỏ nhẹ giúp chị hoàn hồn một lúc, chưa đợi đến giây phút ôm nhau nghỉ ngơi của hai người, chị Tống đã lại nói: “Lần nữa nhé?”
Phong Niên nói không vội, còn có ngày mai, ngày kia, ngày kìa nữa. Đôi mắt chị Tống híp lại: “Chị đã mong chờ hơn một tháng.”
Dẫu có ngu dốt đến mấy cũng biết không thể mất hứng ngay lúc này, tâm trí Phong Niên như nổi lên cơn gió Tây Nam thường thấy ở Bách Châu, ngược dòng chảy xiết, sóng dữ song hành với rắn nước là chị Tống. Chị Tống nói em phải là Thuỷ Long Vương, dòng nước lúc này quá chậm. Phong Niên luôn được chị dẫn các bước đi và nhịp điệu, nhuần nhuyễn nuốt mây phun mưa, sóng nước rầm rầm xung kích, cuối cùng chảy ào cuồn cuộn, cô có thể nghe thấy âm hưởng rì rào trào ra trong người chị Tống, chị Tống nói Phong Niên, em đã thạo nghề.
Thạo nghề trong làm tình nghĩa là có thể thoải mái gợi lên nhịp điệu bằng kỹ thuật, nhưng Phong Niên xót, không muốn chị Tống mệt đến nỗi không mở nổi mắt phải bơi đi bơi lại lần nữa. Chị Tống nhìn khuôn mặt sáng sủa của người yêu, nói thật không ngờ, thanh niên mắt một mí như em giỏi quá. Nhưng chị mệt quá.
Khi ngủ, một cánh tay của chị Tống luôn đặt lên bụng Phong Niên, năm ngón tay xinh đẹp buông thõng, và khi tỉnh táo hơn một chút, đầu ngón tay sẽ gãi nhẹ trên da Phong Niên, đây là tín hiệu ám chỉ hiệp tiếp theo, nhưng tối đó Phong Niên đã bỏ lỡ. Mãi đến ba giờ sáng mới bị động tác của chị Tống đánh thức, Phong Niên lim dim hỏi: “Hả?”
Chị Tống nóng vội nói có được không? Tuy đã thạo nghề, sự chủ động vẫn một lần nữa nhanh chóng bị đánh bại, nhưng Phong Niên yêu chị Tống, hợp tác ngay giữa đêm. Đến bốn giờ sáng, khách ở phòng bên cạnh đập tường lên án hai con rắn gây tiếng động quá lớn. Đôi mắt chị Tống lóe sáng trong màn đêm: “Đừng quan tâm.”
Màn tuyên chiến như đinh đóng cột trong chuyện phòng the khiến Phong Niên ảo tưởng rằng tình huống này có thể áp dụng cho các khía cạnh khác. Cô hăng hái hùng mạnh, hao tổn sức lực khiến Tống Việt Quỳnh mất giọng. Bảy giờ sáng, Tống Việt Quỳnh khàn giọng nói: “Nhà đã mua, đứng tên Chương Chương, chị thiệt một chút, đổi thành anh ấy ký tên.” Chị nói chị đã tự do.
Phong Niên không hiểu, qua gần hai mươi năm kết hôn, “tự do” đồng nghĩa với điều gì? Chị Tống nói, thực ra vẫn chưa hoàn toàn tự do, mỗi lần gọi điện cho bố mẹ chị, họ đều hỏi dạo này anh ấy thế nào? Anh ấy ở đâu? Khi nào hai đứa quay lại với nhau. Ràng buộc quá sâu, đầu sợi dây vẫn ở nơi bố mẹ. Nhưng tâm lý chị thoải mái hơn rất nhiều, đúng là chị giỏi ngụp, nhưng ai mà không muốn trồi lên mặt nước thoải mái hít thở chứ? Vì vậy sau hơi thở tự do, chị Tống nóng lòng muốn gặp Phong Niên, nóng lòng muốn được quấn lấy cô càng sớm càng tốt.
Phong Niên bị kích thích bởi sự “tự do” của chị, không biết sức mạnh đến từ đâu, lại chui vào chăn bắt đầu lần thử thứ hai khi đã thạo nghề. Chị Tống mệt rã rời, chị cười: “Sau này em không được dữ dội như thế, dù sao chị cũng đã đến tuổi này.”
Được tự do, chị Tống đến Bách Châu, cuối cùng cũng được ăn hoành thánh tươi do Phong Niên làm, Tống Hội Hương đứng cạnh theo dõi. Phong Niên nói đây là đàn chị trường con, Tống Hội Hương vội vàng nhiệt tình đến mức bỗ bã, Phong Niên hơi xấu hổ, sau khi rời khỏi cửa hàng với chị Tống, cô nói rằng mẹ em chính là như vậy.
“Người chị thích là em, không phải mẹ em.” Chị Tống không đồng tình, nén sự tự ti nhỏ bé của cô gái xuống. Chị nói trước đây khi chúng ta ở bên nhau, ngoài hẹn hò ra vẫn chỉ có hẹn hò, quá bản chất, quá thực dụng, bỏ lỡ rất nhiều hoa xuân trăng rằm tuyệt đẹp, em đi du lịch cùng chị vài ngày làm kỷ niệm nhé.
Kỷ niệm ly hôn thành công sao? Cuối cùng cũng hiểu thế nào là “hoan hỉ bất sinh oán”, trong lòng Phong Niên gió giục mây vần, khơi dậy càng nhiều hoang tưởng bởi sự bất ngờ không hề nghĩ tới, chẳng hạn như chị Tống ở New Haven một thời gian rồi quay lại Bắc Kinh ở bên mình. Nếu kiếp này dài đằng đẵng, Phong Niên sẽ không tham lam, chỉ cần nửa đời người là đủ.
Chị Tống nói chị về Trung Quốc vì lo cho việc thi cử và nộp đơn của Chương Chương, những căn nhà ở Bắc Kinh sẽ lần lượt được xử lý trong vòng hai năm.
Vậy căn hộ nhỏ ghi lại khởi điểm của họ ở Tả Gia Trang liệu có còn không? Liệu có thể cố gắng thêm một chặng đường ngắn ngủi? Phong Niên đang nghĩ thì cánh tay của chị Tống sượt qua tay cô, ngón tay trượt vào lòng bàn tay cô gái, “Chị sẽ giữ lại căn nhà ở Tả Gia Trang.”
Phong Niên cười, nhưng cô nghe trong lòng nấc lên tiếng khóc bi thương. Mong đợi của cô không tan vỡ, nhưng tất cả những gì cô có thể mong đợi cũng chỉ có thế.
Chị Tống nhìn khung cảnh đường phố ở Bách Châu một lúc, hỏi Phong Niên: “Em có muốn mua nhà ở đây không?” Khi ăn hoành thánh ở Phong Niên Hương, chị nhìn thấy lối cầu thang dốc dẫn lên gian phòng nhỏ phía trên, trên đó là không gian sinh hoạt tối tăm nơi hai mẹ con nương náu.
Phong Niên nói còn tuỳ xem làm việc ở đâu, em vẫn muốn làm trong đại học thay vì vào doanh nghiệp hay cơ quan chính phủ, lý tưởng từ nhỏ của em vẫn không thay đổi, ăn không ngồi rồi, chơi bời quên lo.
Đại học cũng không nhàn nhã như vậy, chị Tống cười: “Nhưng em nói cũng đúng, đại học hợp với người có tính trầm tĩnh như em.”
Chị Tống lái xe, Phong Niên ngồi cạnh nhìn đường, họ lái xe ra khỏi Bách Châu, chạy đến các danh lam thắng cảnh theo thứ tự trong cuốn “Từ Hà Khách du ký”. Chị Tống nói thời gian có hạn, chúng ta hãy đến điểm dừng đầu tiên là núi Thiên Đài và điểm dừng thứ hai là núi Nhạn Đãng. Chị nhớ “Mùng 3 Tết” được viết rất hay.
Chị liếc nhìn Phong Niên, người yêu mở miệng rất đúng lúc: “Cỏ hoang lả lướt, núi cao gió lộng, giọt sương trên lá, cao một tấc chăng…” Chị Tống nói đây chính là sự khác biệt giữa chúng ta, chị dành thời gian đi sâu nghiên cứu tiền bạc, còn em thì dành cho sở thích.
Thế giới này cần văn sĩ. Chị Tống cười.
Thế giới này cần văn sĩ nghèo. Phong Niên thở dài.
Tối đến khu thắng cảnh Quốc Xích, Chị Tống và Phong Niên ở tại homestay, Phong Niên nói: “Quỳnh Đài Tiên Cốc là điểm đến đầu tiên của chúng ta vào ngày mai.” Chị Tống chỉ cười: “Đúng vậy.” Em không để ý rằng chị lái xe đến đây rất thạo đường sao?
Phong Niên nghĩ, đúng thật, Tống Việt Quỳnh nói quê hương chị chính là nơi này, “Quỳnh” trong tên chị được lấy từ Quỳnh Đài. Chị đã đến Bách Châu, cũng muốn dẫn em đến Thiên Đài xem xem, cuốn “Từ Hà Khách du ký” chỉ là một cái cớ mà thôi.
Phong Niên, Tống Việt Quỳnh mà em nhìn thấy là một giám đốc điều hành trên phố tài chính Bắc Kinh, hơn 20 năm trước là một cô gái quê bước ra khỏi Thiên Đài, đại học đã thay đổi vận mệnh cuộc đời chị, từ đó trở đi chị chưa bao giờ quay trở lại.
Khi con người già đi, họ sẽ nhớ về cái cũ, chỉ muốn tìm đường về nhà từ những ngọn núi và dòng sông quê hương mà khi còn trẻ chỉ muốn nhổ rễ chặt gốc hết đi. Núi là núi lành, nước là nước mát, nhưng chị đã phụ lòng Thiên Đài suốt ngần ấy năm, chị định quay về từ lâu, nhưng chưa tìm được cơ hội thích hợp.
Chị Tống nhìn làng mạc và đỉnh núi ngoài cửa sổ, đôi mắt róc rách nước mắt bịn rịn. Trong khi có nỗi hoài nghi sinh ra trong lòng Phong Niên, nhưng vẫn nhìn theo ánh mắt của chị Tống, nhìn núi, nhìn sông.
Chị Tống hỏi, thời đại học em đã được đi những đâu?
Phong Niên đếm, làm việc ở Từ Hi – Ninh Ba, nói đến đây, cô khựng lại, chị Tống nhẹ nhàng dựa vào Phong Niên: “Chị biết, chị Tiểu Anh à.” Phong Niên “Vâng” rồi tiếp tục đếm, Cáp Nhĩ Tân, Đại Liên, Xích Phong – Nội Mông, Thanh Hải, Ninh Hạ, còn có Tứ Xuyên, Phúc Kiến… đa phần là đi cùng bạn cùng lớp, du lịch tiết kiệm là chính.
Chị Tống nói sau này em sẽ đi nhiều nơi hơn nữa, nếu trong lòng chỉ lưu luyến một nơi, có thể đó chính là nơi em định cư.
Phong Niên nhắm mắt lại nghĩ một lúc, trong đầu cô mơ hồ hiện lên một hình ảnh, nhưng không dám vội vàng đưa ra kết luận. Phong Niên hỏi chị Tống: “Nơi lưu luyến trong lòng chị là Thiên Đài à?”
Chị Tống gật đầu: “Nhưng trước sáu mươi tuổi, đó là điều không thể.” Còn con cái, còn cha mẹ. Người trẻ phải được giáo dục thành người lớn, phải dìu dắt con bé vào nề nếp cho đến khi chị hầu như không cần lo lắng về sinh kế và con đường phát triển của con. Người già cần được chăm sóc, cuối cùng cần được tiễn đưa. Cho nên chị đến Thiên Đài không phải để định cư, chị chỉ muốn đi ngắm nhìn với người mà chị thích, để em hiểu rõ về chị hơn, để chị nhớ về Thiên Đài rõ ràng hơn.
Không biết nên tự hào hay tiếc nuối, trước đây Phong Niên nghĩ thế giới của chị Tống quá rộng lớn, quá bất lực để có thể theo bước chân chị. Bây giờ lại thấy thế giới của chị cũng thật nhỏ bé, còn để lại một vị trí bên cạnh cho Phong Niên và ký ức.
Chị Tống và Phong Niên chơi đùa vui vẻ vài ngày, nghe chị nói thứ tiếng địa phương ngọng nghịu khó hiểu, hương hoa cỏ vương trên kẽ răng đầu lưỡi vào ban đêm đều là của Phong Niên. Chị Tống vẫn vội như thế, Phong Niên cũng thành thục hơn nhiều. Biết trốn tránh, biết đưa đẩy thử thách chị kiên nhẫn, cho đến khi chị Tống sốt ruột: “Phong Niên, ngày đầu năm sau chúng ta mới có thể gặp lại, đừng lãng phí thời gian.”
Đúng như dự đoán, những ngày bên nhau trọn vẹn với Phong Niên chỉ là bước đệm cho khoảng chia ly càng lâu hơn. Phong Niên chết lặng, không thể tiếp tục. Chị Tống ôm cô: “Chị không thể níu chân em quá lâu, em còn trẻ.”
Nếu như em có ý trung nhân, nếu hợp với em, em đều có thể thử, chị không trách. Chị Tống bình tĩnh nói, bình tĩnh khóc. Chị nói Phong Niên, cuộc sống nặng nề quá, chị không thể di chuyển. Ban đầu chị chỉ muốn làm tình nhân với em… Nhưng từng bước, từng bước cho đến tận bây giờ, chị đã buông xuống tất cả những gì có thể buông, nhưng vẫn không thể di chuyển.
Phong Niên há miệng, thở dốc: “Là… không thể di chuyển cái gì? Chương Chương sao?”
Phải, và còn, chị cũng không thể hòa nhập hoàn toàn vào cuộc sống của em, chị có thể chạy đi chạy lại như bây giờ, được, hơn bốn mươi tuổi được, hơn năm mươi tuổi cũng được, nhưng hơn sáu mươi thì sao? Cho dù chị có thể, e rằng chúng ta không còn có thể nữa. Phong Niên, em nói em không oán trách, chị biết chị đã nhận được một trong những món quà tuyệt vời nhất trong cuộc đời. Em đã nhìn được cao hơn, hãy cao hơn nữa nhé.
Cao hơn nữa là cái gì? Phong Niên không nói.
Là em không nói yêu cầu, chị cho em tự do. Chị Tống nói.
Bởi vì yêu Tống Việt Quỳnh, Phong Niên đã không nói sự thật khó nghe đó: “Là do kế hoạch tương lai của chị quá chuẩn xác, không có chỗ cho em.” Bởi vì đã hứa, chị đến thì Phong Niên vui vẻ, chị đi thì Phong Niên không oán trách. Nói thì dễ, nhưng để làm phải hao tổn rất nhiều công sức. Phong Niên vừa khóc vừa nói: Tống Việt Quỳnh, em không cược nổi chị. Chị đúng là biết chừa đường lui.
……