Chương 7: 3 giờ sáng có ma nữ không?
Lưu Hữu Bân ngồi ở quầy thu ngân tại cửa hàng tiện lợi, chờ những vị khách có khả năng đến mua đồ.
Khoảng thời gian này thật sự rất ít khách, Lưu Hữu Bân nhàm chán ngồi ngây người ở quầy thu ngân.
Đâu còn cách nào khác, vì ông chủ không cho nhân viên dùng điện thoại di động trong thời gian làm việc ở cửa hàng.
Camera theo dõi trong cửa hàng mở 24/24, nên Lưu Hữu Bân không dám dùng.
Cho nên, cô chỉ có thể ngồi một chỗ và mở to đôi mắt không có tiêu cự.
Kia là ai? Cái người phụ nữ đầu tóc bù xù đang di chuyển về hướng cửa hàng tiện lợi là ai?
Đầu tóc rối bù hoàn toàn che khuất khuôn mặt người phụ nữ.
Hình như trên tay còn cầm một thứ gì đó giống tờ giấy, đi đường thì lắc lư.
Không phải là nữ quỷ chứ? Lưu Hữu Bân lập tức tỉnh táo.
Đứng dậy nhìn chăm chú vào người phụ nữ đang lại gần cửa hàng tiện lợi.
Tay trái lặng lẽ mò xuống cái bàn dưới quầy thu ngân, tóm lấy gậy điện phòng “sói”.
Tay phải sờ vào túi lấy điện thoại di động ra, chuẩn bị gọi cảnh sát bất cứ lúc nào.
Lúc này Lưu Hữu Bân hơi hối hận vì đã từ chối lời đề nghị ở lại cùng cô đêm nay của Văn Nham.
Lúc tối Văn Nham đưa cô đến cửa hàng tiện lợi thì hỏi cô có muốn đêm nay anh ở lại với cô không.
Nhưng bị cô lấy cớ ban ngày Văn Nham còn bận chuyện của anh để từ chối.
Sớm biết vậy cô đã không từ chối dứt khoát rồi, ai biết đêm nay cô có thể gặp chuyện này? Trước kia đâu có chuyện gì xảy ra.
Lưu Hữu Bân cảm thấy lúc này tim mình đập nhanh gấp mấy lần bình thường, bởi vì người phụ nữ hư hư thực thực là quỷ kia bắt đầu đẩy cửa cửa hàng tiện lợi, sắp bước vào trong.
Tới, tới, kẻ đó đến thẳng quầy thu ngân.
Lưu Hữu Bân giơ gậy điện phòng sói trước mặt “ma nữ”.
“Ma nữ” hôn nhiên không biết gậy điện phòng sói đang ở trên đầu mình.
“Ma nữ” ngẩng đầu há mồm nói: “Lưu Hữu Bân.”
Người này mở miệng gọi tên Lưu Hữu Bân.
Vừa nghe giọng, Lưu Hữu Bân nhanh chóng biết “ma nữ” này là ai.
Lưu Hữu Bân lập tức cất gậy điện phòng sói, cũng lén thả điện thoại vào túi.
Làm xong, Lưu Hữu Bân mới cạn lời nhìn người phụ nữ miệng đầy mùi rượu: “Dì, sao dì tìm được chỗ làm của cháu?”
Lưu Hữu Bân nhớ mình chưa từng nói với mẹ Văn Nham rằng cô đi làm ở đây, cho nên mẹ Văn Nham tìm tới chỗ cô làm việc như thế nào?
Tìm được nơi làm của Lưu Hữu Bân như thế nào ư? Đương nhiên là con ranh Hoàng Đức Nặc kia nói cho bà.
Cửa hàng tiện lợi này là bạn Hoàng Đức Nặc mở.
Nhưng lúc này Văn Mai say gần chết, đầu óc cũng mơ màng, Lưu Hữu Bân hỏi gì bà cũng chẳng nghe rõ.
Cho nên Văn Mai không trả lời Lưu Hữu Bân, chỉ dùng sự tỉnh táo ít ỏi còn sót lại ném cho Lưu Hữu Bân tờ giấy.
Tờ giấy nhẹ như bông vừa khéo rơi vào lòng Lưu Hữu Bân.
Lưu Hữu Bân: “…”
Cầm giấy nhìn lướt qua, phát hiện là một tờ quảng cáo.
Bên trên viết giành Quán quân cuộc thi sẽ nhận được 100 vạn tiền thưởng, còn viết cái gì mà [Cuộc thi độc miệng].
Đang muốn đọc kỹ thì nghe mẹ Văn Nham dùng giọng điệu khó chịu nói với cô: “Cô đi thi đi, sau khi đạt Quán quân thì đưa tôi tiền thưởng.”
Đưa tôi để tôi còn trả con ranh Hoàng Đức Nặc kia tiền.
Ban ngày con trai rời nhà không chút lưu luyến.
Khiến Văn Mai hiểu ra, nếu mình còn nhận 100 vạn con ranh Hoàng Đức Nặc kia cho thì mình sẽ hoàn toàn mất đi con trai.
Hiện tại bà còn chưa muốn, nhưng lại không có 100 vạn để trả cho con ranh Hoàng Đức Nặc.
100 vạn bà thu lúc đầu đã dùng để mua mấy cái túi xách hàng hiệu, quần áo hàng hiệu, còn mua vài bộ trang sức châu báu nên thực sự chẳng còn bao nhiêu tiền.
Tìm Hoàng Đức Nặc nói con trai có bạn gái và không muốn chia tay, nó bắt bà trả lại tiền.
Bà lại không có tiền, cho nên Hoàng Đức Nặc liền đưa cho bà một tờ quảng cáo, tham gia [Cuộc thi độc miệng] giành Quán quân sẽ có ngay 100 vạn tiền thường.
Bà nhận tờ quảng cáo, bên trên viết tuyển thủ dự thi tối đa 30 tuổi.
Nhưng năm nay bà 58 rồi, đương nhiên không thể tham gia.
Cho nên bà chỉ có thể nghe theo kiến nghị của Hoàng Đức Nặc, mang tờ quảng cáo này cho Lưu Hữu Bân.
Lưu Hữu Bân vừa nghe mẹ Văn Nham nói xong, nháy mắt không còn hứng thú với tờ quảng cáo này nữa.
Bà muốn sắp đặt tôi? Bà là gì của tôi mà ở đây bắt làm này bắt làm nọ?
Lưu Hữu Bân trả tờ quảng cáo cho Văn Mai, nhìn Văn Mai vã mồ hôi đầy người.
Cô dịch chỗ ngồi, chỉ vào ghế nghỉ chân ở cửa hàng tiện lời, nói với Văn Mai: “Dì, dì qua đó ngồi một lát đi, bên kia mát mẻ.”
Dì đi chỗ nào mát mẻ ngồi ngốc đi, đừng quấy nhiễu cháu.
Lúc Văn Mai trong trạng thái bình thường không say rượu chưa chắc có thể hiểu ý Lưu Hữu Bân.
Càng miễn bàn hiện tại trong trạng thái say rượu, Văn Mai hoàn toàn không biết lời này là nói với người xa lạ.
Nhìn tờ quảng cáo bị trả về, Văn Mai lại phản ứng máy móc ném lại cho Lưu Hữu Bân.
Lực ném vẫn nhẹ như bông như hồi nãy, nhưng tờ quảng cáo vẫn “hạ cánh” trong lòng Lưu Hữu Bân.
Lưu Hữu Bân đành cầm tờ quảng cáo, không muốn so đo với con ma men, đi thẳng ra khỏi quầy thu ngân, định đỡ con ma men đến ghế nghỉ chân trong cửa hàng tiện lợi.
Mẹ Văn Nham say mèm rồi, lại còn đang đêm khuya, Lưu Hữu Bân không thể đuổi người ra khỏi cửa hàng tiện lợi, chỉ sợ nhỡ đâu xảy ra chuyện.
Văn Mai không cảm được lòng tốt của Lưu Hữu Bân, Văn Mai chỉ cảm thấy Lưu Hữu Bân không coi lời nói của mình ra gì, còn ném tờ quảng cáo lại cho bà, đây là không tôn trọng bà.
Văn Mai tức giận hất tay Lưu Hữu Bân muốn đỡ mình.
Đứng còn chẳng vững nhưng vẫn lặp lại câu nói vừa rồi: “Cô đi thi đi, đạt Quán quân thì đưa tôi tiền thưởng.” Cho tôi 100 vạn.
Nói xong thì loạng choạng, nhưng đôi mắt lại nhìn Lưu Hữu Bân chằm chằm, chỉ chờ Lưu Hữu Bân cho mình câu trả lời chắc chắn.
Lưu Hữu Bân: “…”
So đo với con ma men làm gì?
Không biết lúc này con ma men lấy đâu ra tự tin, cứ như cảm thấy chỉ cần cô đi thì là sẽ đạt Quán quân, có tiền thưởng vậy.
Lưu Hữu Bân trả lời có lệ: “Rồi rồi rồi, cháu đi thi..”
Về phần tiền thưởng? Nếu cháu đi thi thật, giành Quán quân thật, bác đoán xem cháu có cho bác tiền thưởng không?
Văn Mai vừa nghe Lưu Hữu Bân sẽ đi thi thì không từ chối Lưu Hữu Bân đỡ nữa.
Lần này ngoan ngoãn để Lưu Hữu Bân đỡ nằm xuống ghế nghỉ ngơi.
Vừa nằm, không đến 10 giây, Văn Mai đã ngáy.
Lưu Hữu Bân: “…”
Bất đắc dĩ lăc đầu, quay lại quầy thu ngân tiếp tục làm việc.
Về phần tờ quảng cáo [Cuộc thi độc miệng] kia, Lưu Hữu Bân hoàn toàn không để trong lòng.
Sáng sớm hôm sau, Văn Mai vừa mở mắt đã phát hiện mình đang ở trong một cửa hàng tiện lợi xa lạ.
Ghế nghỉ ngơi của cửa hàng tiện lợi được đặt sau một cái kệ để hàng, kệ để hàng chắn quầy thu ngân, cho nên Văn Mai không thấy Lưu Hữu Bân ở quầy thu ngân.
Thấy mình ở chỗ lạ, Văn Mai bắt đầu nhớ lại tối qua mình đã làm gì.
Tối hôm qua, trước khi trời chưa tối hoàn toàn, đầu tiên là bà đến nhà ranh con Hoàng Đức Nặc để tìm nó.
Bà vừa nói mục đích đến, con ranh Hoàng Đức Nặc đã thay đổi sắc mặt luôn, bắt bà trả tiền.
Bà không trả tiền, nó bèn quăng cho bà một tờ quảng cáo.
Ném xong lại kiến nghị bà có thể đi tìm Lưu Hữu Bân bảo cô đi thi, còn “tốt bụng” nói địa chỉ làm việc của Lưu Hữu Bân.
Sau đó thì sao nhỉ, à, đúng rồi, sau đó trên đường tới tìm Lưu Hữu Bân thì bà gặp một người chị em trước kia cùng làm việc chung.
Hai người tìm một quán bar gần đó, vừa uống rượu vừa nhớ lại thời trẻ.
Lại sau đó, hình như bà nói muốn đi tìm Lưu Hữu Bân, cho nên, hiện tại bà..
Văn Mai biết mình đang ở đâu rồi. Văn Mai vén thảm lông đắp trên người mình, đứng dậy đến trước quầy thu ngân.
Để lại một câu với Lưu Hữu Bân đang tính tiền đồ ăn sáng cho khách: “Cô nhớ đi thi.”
Nói xong còn thuận tay cầm một phần ăn sáng đặt trên quầy thu ngân, không đợi Lưu Hữu Bân đáp lời đã xoay người ra khỏi cửa hàng tiện lợi.
Lưu Hữu Bân: “…”
Nghẹn tức, không thèm phản ứng mẹ Văn Nham.
Bản thân cháu còn tiếc tiền ăn sáng trong cửa hàng, lần này lại vì bác mà phải tốn khoản tiền này?
Nghĩ tới Văn Nham, Lưu Hữu Bân đành nhịn xuống, không đuổi theo Văn Mai đòi tiền bữa sáng.
Về phần có đi thi hay không, chờ cháu đọc kỹ tờ quảng cáo hẵng bàn.
Dù sao cháu không có khả năng đi thi vì bác là được. Muốn đi thi cũng là bản thân cháu muốn đi, không liên quan tới bác.