Chương 4: Ý trời đã định
– Thôi Nguyệt về đây nhé, nay Nguyệt hứa giúp mẹ Thủy cắm nồi cơm rồi!
– Không cần đưa về tận nhà à?
– Không cần, Nguyệt đi bộ qua đây được thì Nguyệt cũng tự đi bộ về được. Thôi không làm phiền Văn nữa, chào nhé!
Không biết do tâm trạng hay thế nào mà Nguyệt hôm nay khách sáo thế nhỉ? Thôi tôi cũng chẳng quan tâm lắm. Nguyệt bảo tự đi về được thì để Nguyệt tự về tôi đỡ phải đưa đi đón về.
– Nguyệt chờ đã…
– Sao thế? Văn cuối cùng cũng biết thương hoa tiếc ngọc rồi à. Không nỡ để Nguyệt về một mình chứ gì?
Muốn tôi đưa về thì cứ nói đi, cái gì mà thương hoa tiếc ngọc chứ.
– À lúc nãy trong lúc đợi Nguyệt mua kem Văn có mua ít kẹo cho em Nhi. Nguyệt đưa cho em Nhi hộ Văn nhé!
Sắc mặt Nguyệt lúc này khó coi lắm, mặt đen xì có khi còn đen hơn cả nhọ nồi, tay thì cuộn thành nắm đấm có khi sắp sửa tung ra mấy chưởng. Vì là bạn của Nguyệt lâu năm nên tôi biết được khi có những dấu hiệu này là chắc chắn Nguyệt đang tức đến xì khói. Tôi không hiểu sao lần nào nhờ Nguyệt đưa kẹo cho em Nhi Nguyệt đều như vậy.
– Hà Tuyết Nhi, sao lần nào cũng là mi xen vào chuyện của ta thế.
Nguyệt lẩm bẩm với cái thái độ khó chịu. Nhưng lúc tôi hỏi Nguyệt nói gì à thì Nguyệt lại bảo không có gì. Sau đấy thì Nguyệt cướp lấy kẹo trong tay tôi rồi vùng vằng bỏ về.
Rồi từ hôm đấy Nguyệt biệt vô âm tín luôn. Tôi cũng chẳng biết làm sao Nguyệt giận nữa.
…..
Vì một nghìn lẻ một lý do nào đấy mà tôi cũng chẳng rõ là gì thì đến ba tuần sau đó nhà trường mới có thông báo chính thức về việc xếp lớp. Nói thật thì lúc nhận được thông báo tôi cũng buồn mất mấy buổi. Kết quả vẫn chẳng thay đổi gì cả. Mẹ Tình tôi phải an ủi mãi tôi mới nguôi ngoai đi nỗi buồn.
– Văn à mẹ Tình bảo này, mình học lớp nào không quan trọng mà cái quan trọng là sau này ra xã hội ngoài kia có thành công được hay không? Văn hiểu ý mẹ Tình chứ?
– Dạ Văn hiểu mẹ Tình nói gì nhưng Văn…
Ba Nghĩa từ đâu xuất hiện cắt ngang lời tôi.
– Mẹ Tình con dạy chí phải. Còn nếu mà vẫn buồn thì đây ba Nghĩa cho Văn mấy chục đi mua sách này. Đừng ủ rũ như vậy nữa, trông chẳng ra dáng nam nhi đại trượng phu gì cả.
Ba Nghĩa vừa nói vừa rút tờ năm mươi nghìn ra đưa cho tôi. Tôi tất nhiên là tinh thần phấn chấn hơn hẳn, tuy không được học lớp chọn không làm ba mẹ nở mày nở mặt được nhưng mà tôi vẫn sẽ cố gắng hết sức. Mà để làm đạt được điều vĩ đại thì tôi phải đọc thật nhiều sách. Nhưng vẫn còn một chuyện làm tôi khá là lăn tăn không biết nói như thế nào.
– Sao thế, ngần ấy tiền vẫn chưa đủ? Thôi được rồi, vì ba Nghĩa của Văn là người ba tuyệt vời nhất thế giới nên ba cho thêm năm mươi nghìn nữa thừa thì Văn có thể giữ lại.
Không hiểu ba Nghĩa có phép lạ hay siêu năng lực gì mà có thể nhìn thấu được cả suy nghĩ tận sâu trong lòng tôi. Giờ tôi có quỳ xuống dập đầu lia lịa thì không biết ba tôi có dạy tôi bí kíp bí hiểm này không nhỉ? Nói chung tôi khâm phục ba Nghĩa tôi lắm. Lúc này chắc tôi chỉ có thể nói được một câu thôi.
– Văn xin, Văn cảm ơn người ba tuyệt vời nhất thế giới ạ!
– Người con tuyệt vời nhất thế giới không cần khách sáo, chúng ta là người một nhà sau này cần gì cứ tìm ba.
Thật là may mắn khi tôi được làm con của ba Nghĩa mẹ Tình. Tôi thật biết ơn ông trời quá. Tôi vui ra mặt luôn. Mẹ tôi hôm nay cho đóng cửa sớm nên giờ đang trong bếp nấu cơm.
– Thế hôm nay người ba tuyệt vời nhất thế giới và người con tuyệt vời nhất thế giới muốn ăn món gì để mẹ Tình trổ tài nấu nướng nào.
Mẹ Tình hỏi. Tôi còn đang suy nghĩ, bởi chẳng mấy khi mẹ Tình vào bếp nấu ăn. Ấy vậy mà tôi chưa kịp nói ba tôi đã lên tiếng trước rồi.
– Chỉ cần là cơm của người vợ tuyệt vời nhất thế giới nấu thì đều là cao lương mỹ vị.
– Thế ai là người vợ tuyệt vời nhất thế giới đó vậy hỡi người ba tuyệt vời nhất thế giới?
Mẹ Tình hỏi xoáy. Ba chẳng nghĩ ngợi gì mà nói luôn.
– Tất nhiên là Dương Thiên Tình, người phụ nữ xinh đẹp nhất thế giới rồi.
Được rồi tôi hiểu là hai người cần không gian riêng rồi. Thôi giờ này cửa hàng sách nhà cô Hoa chưa đóng cửa đâu nhỉ. Tranh thủ chạy ra đấy mua quyển sách mà tôi nhắm trúng thôi, không nhỡ đâu có người lại nhanh tay mua trước mất.
– Văn xin phép ba mẹ cho Văn ra ngoài mười lăm hai mươi phút nhé.
Tôi đạp xe bằng tốc độ nhanh nhất có thể. Cũng may là chưa đóng cửa.
– Cháu chào cô Hoa. Sách hôm nọ cháu nhờ cô giữ vẫn còn chứ ạ?
– Yên tâm đi, nó chưa bốc hơi đâu mà lo.
Cô Hoa nói với giọng đùa giỡn. Thôi dù sao vẫn còn sách là tốt rồi. Tôi nhận lấy sách cô đưa trong sự hân hoan và đầy vui sướng. Đây là quyển Sống mòn của tác giả Nam Cao. Tôi đã xem qua nội dung của quyển sách này. Sống mòn là một trong những tác phẩm văn học hiện thực nổi tiếng. Các bạn độc giả có thể đón đọc.
– Cháu gửi tiền cô.
– Đây đây để cô trả lại nhé! Mười hai nghìn đây con trai.
– Dạ cháu cảm ơn.
Tự nhiên trong đầu tôi loé lên một điều gì đó khiến tôi cũng cảm thấy khá bất ngờ.
– À cô bảo là có con gái bằng tuổi cháu nhỉ? Thế bạn nữ ấy học trường nào thế ạ?
– Sao, tính hỏi để xin xuất làm con rể cô hả?
Cô Hoa trêu tôi. Tôi tất nhiên là không có ý đồ đó rồi. Tại tự dưng tôi nhớ ngày trước cô kể là có cô con gái xinh lắm bằng tuổi tôi, xong cô còn bảo là lớn cô gả con gái cho, làm con rể cô không phải mất tiền mua sách nữa.
– Hình như chung trường với con đó Văn à.
– Trường hôm nay có thông báo xếp lớp rồi đấy cô ạ, bạn vào lớp nào thế hả cô?
– Hình như vào lớp A11 thì phải, dẫu sao thì điểm con bé cũng không cao lắm. Thôi thì đỗ được vào trường điểm là đã giỏi lắm rồi.
– Cháu cũng học lớp A11 cô ạ. Thế con gái cô tên gì thế?
– Hỏi hơi bị nhiều rồi đấy nhé. Thôi được rồi, cô trả lời nốt câu này thôi đấy. Tên con gái xinh đẹp của cô là Trần Ái Vân. Sao tên hay đúng không,cô đặt đấy nhé! Mà hai đứa cũng chưa gặp nhau bao giờ nhỉ?
Vân á? Con gái cô là nàng Trần Ái Vân tiên nữ? Sao từ trước đến giờ mình mua sách ở đây suốt mà chưa gặp mặt bao giờ nhỉ? Nhiều câu hỏi tại sao cứ hiện lên trong đầu tôi. Tôi thắc mắc lắm mà chẳng dám hỏi nhiều, sợ cô ghét cô lại không gả con gái cho rồi nhận làm con rể nữa. Tôi sẽ coi đây là ý trời đã định, Văn và Vân là có duyên phận sớm muộn cũng về bên nhau.
Tôi chạy xe về nhà trong sự vui sướng mà quên mất chẳng chào mẹ vợ tương lai. Mà chắc là cô sẽ không đánh giá gì đâu nhỉ? Đúng là trong cái rủi lại có cái may, tuy không vào lớp chọn nhưng lại chung lớp với nàng Vân. Vậy là coi như ba năm cấp ba của tôi có tương lai tươi đẹp rồi.