Chương 3: Long tử hồi sinh
Trái lại, còn hay nổi giận thất thường, đập phá lung tung, làm cho ba ngàn giai lệ hậu cung người người lo sợ.
Lại nghe tin đồn Hoa quốc rầm rộ chiêu binh để trừ loạn tứ phương, lòng càng sầu muộn.
Vua cho mời các quan vào triều, tính chuyện quốc gia, nhưng các quan đa phần đều thoái thác.
Người thì nói mình bị bệnh, người thì nói trong nhà đang có tang, thậm chí có tới ba mươi người đã cáo lão hồi hương, sống đời ẩn dật.
Trong lê thứ, nổi lên rất nhiều danh môn chánh phái, đi kèm theo đó cũng là vô số những bàng môn tả đạo khác nhau.
Từ năm 1068 sau công nguyên, thế đạo suy tàn, nho phong đổ nát, con người ngày một đê hèn, tham dục, xấu xa, làm việc chó heo mà không bao giờ biết ngượng.
Đàn ông thì tìm đến chốn thanh lâu để mua vui cùng kỷ nữ.
Đàn bà thì hay đa tình, đi đứng buông lơi, nói lời mật ngọt.
Con thì bất hiếu với cha mẹ, chẳng có tôn ti.
Người làm quan đục khoét của lương dân, ruộng đồng ưa cưỡng đoạt.
Bạc giả rất nhiều, đói khổ khắp nơi.
Các anh hùng trong thiên hạ diện kiến thiên nhan, bày tỏ nỗi lòng trung can tiết liệt, mà ngôi vua cửu ngũ chỉ biết say mê hưởng lạc cho riêng mình, bỏ mặc hết con dân.
Có quan tri huyện là Chân Hoài Phúc, vì thương xót cho bá tánh nơi mình cai trị không có cơm ăn, đã viết sớ dâng vua, khuyên chém đầu ba tên giặc ác trong triều là Châu Thần, Long Khí, Thành Tinh.
Long vương xem qua đùng đùng nổi giận, cho bắt giết viên quan này ngay giữa chợ đông, nhưng có người con trai của người này đã chạy thoát được, đi theo Liễu Giới đại sư để tu hành, để tóc ăn chay.
Người ở huyện Hoài mất đi quan phụ mẫu nổi tiếng thanh liêm, bảy phần bất mãn, góp gom chút ít của cải sau cùng để khởi nghĩa xung phong.
Phái Thiếu Lâm nhờ có Ngộ Trực tiểu tăng đi thuyết pháp khắp nơi mà hưng long một cõi.
Phái Võ Đan có tất cả là tám mươi mốt người chân nhân đắc đạo, thu nhận vô số môn đồ, diệt ác trừ gian.
Cái Bang hội thì quá nửa số người là ăn xin thực sự, không biết võ công gì, già cả chiếm phần đông.
Cả ba môn phái thuộc về bạch bang lớn nhất ở trên giang hồ giờ đây đang cùng chung tay hiệp sức, thay vua cứu giúp dân nghèo, vất vả ngày đêm.
Có người cùng nông dân đi cày ruộng, có người bốc thuốc trị bệnh, có người đi xây nhà ở cho những cặp phu thê già bị con cháu bỏ rơi, cho đến lên núi đốn củi rồi mang xuống chợ bán, kiếm được bao nhiêu tiền đều phân phát lại cho những cảnh đời khốn khổ không may.
Tất cả những việc thiện lành là do tự nguyện, thương nhau như máu mủ ruột rà, trông thấy cũng vui sao!
Liên Tịnh một mình đi xuống núi dạy chữ cho các em nhỏ lang thang không còn cha mẹ, tình cờ gặp được một vài người của phái Trầm ngư, kết giao bằng hữu, ở chung trong một ngôi nhà trống trong rừng bỏ phế đã lâu năm.
Liên Tịnh là truyền nhân đời thứ chín của phái Liên hoa.
Người sáng lập ra phái này là Liên Hoa tổ sư bà bà, sống cùng thời với Võ Tắc Thiên triều đại nhà Đường.
Tương truyền, bà là nghĩa muội của Lục Tổ Huệ Năng, người đã mang y bát của nhà phật xuôi về phương nam.
Mà Lục tổ cũng thật là người An Nam.
Lục tổ dạy cho bà mật pháp ẩn thân, phi thiên độn thổ, phép bay cao vút lên trời, cùng ba mươi sáu tuyệt kỹ xưng bá trên giang hồ, đều được ghi vào một cuốn gọi là Liên hoa phổ.
Cảnh giới tối cao của người học đạo theo phái Liên hoa là không già, không bệnh, dung nhan tươi trẻ hoài hoài như thiếu nữ mười tám, nhưng tuổi đời thật sự thì có thể đã quá ba trăm năm.
Liên Tịnh đang ngồi nhìn các cháu nhỏ trong sáng hồn nhiên, vừa nghĩ về liên hoa trận pháp.
Mưa cứ rơi nhẹ bên thềm, cầu vồng rực rỡ phương xa.
Ai chẳng buồn cho nhân thế khi không thể nào tránh được kiếp can qua.
Trong đám trẻ đang nô đùa bên khóm trúc, có một đứa lớn nhất nói:
– Cô cô, sao mọi người ở trong thôn ai cũng đều bỏ đi hết vậy?
Liên Tịnh bĩu môi nói:
– Cô cô cũng không biết nữa! Chắc là họ đi làm ăn xa rồi. Từ từ thì họ cũng sẽ quay về, như cha mẹ của các con.
Lũ trẻ lại bất mãn nói:
– Trong mười đứa tụi con, đã có năm đứa là không còn cha mẹ! Đứa nào lạc quan thì nghĩ là song thân chỉ đi xa để mà làm ăn thôi, còn như con đây thì bi quan hơn nhiều, chắc là phụ mẫu không cần con nữa rồi, cho nên mới đi mà không thấy họ về?
Có đứa buồn quá khóc rống lên.
Liên Tịnh cũng thừa biết người trong Mai hoa thôn bỏ đi hết tám trên mười nhà, đa phần là vì sợ chết, do họ đã nghe phong phanh tin đồn trong chốn võ lâm là sắp có chiến loạn liên hồi, yêu nhân tác quái.
Trong số những người làm cha làm mẹ của những đứa trẻ chừng năm đến mười hai tuổi, mà vội vã ra đi, có người vì bất đắc dĩ, trong nhà sinh nhiều con, nên chị đem theo được một vài đứa, thường thì là những đứa nhỏ hơn, có người vì nghi ngờ đó không thật sự là giọt máu của mình sinh ra…
Phong khí tà dâm nơi Long quốc tuy đã giảm nhiều so với mười năm trước đây, nhưng hiện tại vẫn còn một số nơi nam nữ chung giường chẳng theo lễ nghĩa, có rất nhiều cô gái khi chưa được gả về nhà chồng mà đã có chữa hoang, không biết đứa nhỏ ở trong bụng mình là con ai nữa.
Gái trai chung sống với nhau tùy tiện, không muốn thành thân, chỉ cần thấy đối phương là người có chút sắc đẹp, liền dọn về ở chung một nhà, lộn xộn tiếng phu thê.
Có câu thượng bất chính, hạ tất loạn.
Vì Long Tình Diễn làm vua mà còn ham mê nữ sắc như vậy, suốt ngày ôm Phí Nguyệt vào lòng, xem múa hát nhiều hơn thượng triều, uống rượu chơi bời, xa lánh bá quan… thì biểu sao trong lê dân không học theo cái thói dâm tà này cho được?
Nghiêm Long một lòng trung trinh báo quốc, tuy rất yêu thương Từ Phụng, mà nào dám sớm bàn luận gì đến chuyện thành gia.
Trong một đêm mưa gió ầm ầm, cỏ cây nghiêng đổ, Long đang luyện kiếm một mình, lại nhớ đến chuyện xưa.
Vào năm mười hai tuổi, chàng đi miếu sơn thần, gặp được một con rắn hai đầu, trên lưng có bảy sắc lạ thường, mắt sáng lại hiền, uốn cột nhả minh châu.
Long nhặt nó lên rồi đem chôn ở gần gốc cây lý bên hông trái nhà mình, cũng không bao giờ dám nói với song thân.
Chàng ngồi trên tảng đá lớn, hít thở mạnh liên hồi, nghe tiếng sấm sét liên hồi, trong bụng thấy nôn nao.
Thiết nghĩ, nếu như một người chỉ chuyên tâm vào một việc, lâu ngày linh tính sinh thành, mách bảo ý thiêng liêng.
Tiếng bước chân từ xa dồn dập lại, mưa gió cũng dừng, có bóng một giai tình mang theo trên mình một thanh đao lớn về đây.
Long ngước nhìn lên, gót sen như mềm mại, con đường dốc chai lì, thiếu nữ đứng khoanh tay.
Nàng ấy là Bao Tình, vốn là con cháu của Bao Công ở triều đại nhà Tống, người cũng được hứa hôn từ nhỏ với Long, giống như là Từ Phụng, nhưng tuổi tác thì nhỏ hơn họ Từ vài ba năm.
Bao Tình tính khí trẻ con, vui buồn bất chợt, phảng phất vài nét tương đồng như mẹ của Long thời còn son trẻ.
Nàng võ nghệ chưa cao, hay đi kiếm chuyện trêu đùa, khiêu khích với các vị anh hùng hảo hán trên võ lâm. Lần này về đây nếu như không phải là để dựa dẫm Ứng Long, thì cũng là muốn có thêm người cùng đi với mình xuống chốn hoàng tuyền xa xôi tăm tối.
Ứng Long không nói một lời, chỉ liếc mắt cho qua.
Bao Tình đi lại gần phu quân tương lai, mỉm cười như đứa trẻ, nói:
– Nè, sao huynh không nhìn muội? Bộ muội già, rồi xấu lắm hay sao? Đừng nói là không còn nhận ra nương tử nhà mình nữa đó!
Ứng Long giả vờ làm ra bộ mặt lạnh lùng, tay đấm không trung.
Bao Tình chạy đến trước mặt, nắm lấy tay chàng, xoa lên má của mình, rồi cắn nhẹ một cái.
Long gõ trán của nàng thật mạnh, cũng tiện tay lấy thanh đao lớn trên người bạn nhỏ năm nào, xem xét một hồi, rồi nói:
– Thanh đao này muội lấy ở đâu ra? Có phải muội lại cướp được từ người nào nữa hay không? Đã nói qua bồ câu đưa thư là ba năm sau mới gặp mặt huynh, sao bây giờ muội tới?
Bao Tình chu mỏ xong rồi nói:
– Thanh đao này là của muội! Hơn nữa, còn có cả khẩu quyết nữa đó! Nhưng mà không nói cho ai kia biết được đâu.
Long rờ đầu họ Bao, vặn hỏi tới cùng vì sợ họa lây, nhưng mà vô ích.
Họ Bao than là đói bụng, trời cũng đã gần sáng, muốn theo Long về nhà để coi cho biết bây giờ cây cối có xum suê hơn ba ba năm về trước hay không.
Long miễn cưỡng đưa người đẹp lên lưng ngựa rồi chạy thẳng về, dọc đường phải kiềm lòng hơn kẻ khác để không tức giận khi phải nghe giai tình nói đủ chuyện linh tinh.
Mẫu thân của Bao Tình là quận chúa ở Long châu, tất nhiên cũng đã sai gia tướng của mình đi theo con gái để bảo vệ tính mạng luôn an toàn và làm một vài việc cá nhân, là ba người Bao Thần, Bao Phúc, Bao Ngôn.
Khi Long cưỡi ngựa đi xa rồi, chỉ còn lại mỗi Bao Thần là đi xung quanh nơi đó để thăm thú dân tình, tính chuyện dài lâu.
Từ Phụng không ngày nào là không chăm chỉ luyện thương, ở một mình trong hang đá trên lưng núi Phụng Hoàng, võ nghệ thêm tinh thuần, da trắng trẻo hơn xưa, càng trở nên xinh đẹp tuyệt trần, không ai sánh kịp.
Người luyện võ nhiều năm thì thịt da rắn rỏi, xương cốt chắc khỏe hơn người thường, da trắng tóc dài là lẽ tự nhiên.
Họ vừa khỏe mạnh về thể chất, lại đẹp đẽ dung nhan, tâm hồn thanh cao thoát tục, đi đứng nhẹ nhàng, ngôn ngữ khoan thai.
Nữ nhi như Từ Phụng muốn hành tẩu giang hồ, cũng nên học chút chiêu trò để đối trị với lũ người gian xảo tham lam.
Trên người nàng có mang theo độc dược, ám khí, hổ phù, thánh thủy ma ni…
Nàng từ lâu đã không còn muốn sống cho riêng mình, thấy quá nhiều người chết đói giữa đường, lập chí an bang.
Nhưng trong thiên hạ có bao nhiêu người không sợ chết xông pha, dãi dầu mưa nắng?
Trần Thiên Tâm vẫn chưa thể khuyên nàng chịu cúi đầu quỳ gối, cam lòng làm đệ tử. Có chút không an lòng, nên lúc nào cũng nhẹ bước theo sau.
Từ Phụng là thánh nữ, người mà sau này xoay chuyển cả cục diện càn khôn, phải trải qua trăm ngàn tai ương gian khổ mới thật sự trưởng thành, cứu độ muôn dân.
Chịu đói đã ba ngày, bụng không ngừng đánh trống, nhưng nàng vẫn kiên trì tập luyện võ công, nếu không như vậy thì sao xứng danh là hổ nữ đáng tự hào của cha nàng là Tiết ninh vương.
Phụ thân cũng cho ba người tỉ tỉ đi theo tứ muội Từ Phụng lâu ngày, để xảy ra chuyện gì thì tương hỗ cho nhau.
Đại tỉ Từ Kim cải trang làm nam tử, đi lại những chốn đông người để nghe ngóng tình hình của võ lâm, nhất là ở Long triều.
Từ Kim được giao sứ mệnh đi tìm đứa con bị thất lạc từ lúc mới chào đời của Long thiên đế, giao cho Hoa địa đế, mục đích để làm gì thì không ai biết.
Đứa trẻ này tên là Long Nghiêm, tự Cảnh Võ, được một cao nhân bắt cóc đem đi vì trên người có long khí ngập tràn, có tướng mệnh làm vua.
Nếu như để cho long tử này sinh trưởng trong hoàng cung thì không hề có lợi gì cho nó, vì mẹ của đứa trẻ chỉ là dân nữ bán rau đậu ở bên đường, không biết chữ, do dung nhan quá đỗi xinh đẹp, mặn mà, nên mới bị Long thiên đế ép buộc ngủ chung giường, rồi sanh ra long nhi.
Xuất thân thấp kém của người mẹ khiến cho hoàng tử từ khi còn là bào thai trong bụng đã không ít lần gặp phải họa sát thân.
Một lần suýt chết vì thức ăn có độc, một lần suýt chết cháy…
Mẹ của long tử là người đàn bà họ Liên, tên Huyền Nữ, sau khi hạ sinh đứa con trai này thì được phong làm Trinh phi, thưởng cho gấm vóc lụa là số lượng không biết bao nhiêu, bạc vàng chất đầy mấy chiếc rương lớn.
Hiển nhiên là hoàng hậu của Long triều không hề ganh ghét vì là người có bụng dạ nhân từ, tứ đức khiêm cung.
Nhưng làm sao Trinh phi có thể thoát được bàn tay ma quái của đa số những phi tần còn lại trong cung, nhất là những người không sanh được đứa con nào cho Long vương.
Bất đắc dĩ, Trinh phi mới liều mình trốn khỏi hoàng cung nhân một lần rối ren vì hỏa hoạn, chạy đi với hai bàn tay trắng về hướng núi Phổ Đà, xuống tóc làm ni cô.
Long tử chắc cùng một tuổi với Nghiêm Long, nhưng tên thì phải đọc ngược lại là Long Nghiêm.
Cũng không biết Long Nghiêm hiện giờ đang phiêu bạt nơi đâu, còn sống hay đã chết.
Vì sao gọi là đứa trẻ?
Vì long tử này là người nắm giữ cơ trời, quyết định vận càn khôn.
Với lại, gọi là đứa trẻ là để cho người trong giang hồ cứ nghĩ Long Nghiêm còn nhỏ tuổi, chưa hiểu chuyện đời, sẽ tránh được nhiều việc tai nàn, giết chóc máu me.
Trong giang hồ đâu phải chỉ có hảo hán bao dung, mà cũng có lắm tên giết người vì lợi ích, sắc đẹp phụ nữ, bạc tiền, quyền lực…
Chỉ cần là nhận được tiền, thì cho dù là đứa trẻ mới lên mười, bọn chúng cũng không tha.
Quân tử ngày một ít
Tiểu nhân đếm càng đông
Dân lo tìm đường sống
Đại hiền chưa thong dong.
Trôi qua mười lăm năm, chắc chỉ có Hồ Thiên Khí là người duy nhất còn nhớ được mặt mũi của Liên Huyền Nữ và đặc điểm trên người để nhìn nhận vị hoàng tử lưu lạc là Long Nghiêm.
Ở phương đông của Long quốc có một băng động do Bạch Tuyết phu nhân làm ra từ mấy trăm năm trước, người thường không biết nếu đi lạc vào, sẽ chết cóng bên trong, còn có rất nhiều cơ quan trấn giữ, ám khí khôn lường, chỉ có quyển thiên thư ở trong tay Nghiêm Long mới chỉ rõ từng nước đi, vào sâu bên trong hang động này, sẽ thấy được thần châu.
Thần châu còn có tên là long huyết bảo châu, được đặt cạnh thi hài của một người nam trẻ tuổi, xung quanh có vô số thiên thần hộ pháp trông coi, đề phòng lũ yêu tà lăm le xâm phạm, thậm chí là những người có pháp thuật cao siêu.
Thần thú ba ngàn tuổi Lôi quy nằm ngủ ở giữa hang động đã ba trăm năm để chờ tiên nhân điểm hóa.
Con rùa khổng lồ này do khí thiên địa sinh ra, lúc đầu chỉ là một chú rùa con bé tí teo ở bờ nam hải, gặp được thánh tiên khai nhãn, khai tâm cho rồi sau đó tuyệt thực tu hành, sắp đắc quả thiên tiên.
Nhưng vì nghiệp chướng trong những đời quá khứ, nên còn phải trông coi bảo châu long huyết nơi này, chờ đến ngày công quả viên thành, mới thoát được thân rùa, hóa kiếp thành tiên.
Nghiêm Long xem trong thiên thư, thấy có trang vẽ hình một con rùa rất lớn, trên lưng có bản đồ, trong miệng ngậm thanh tiên kiếm có tên là thuận thiên.
Từ Phụng từng học chữ phiên, đã giải nghĩa được một vài trang sau cuối, nhưng có chỗ ố vàng, chữ cổ bị lem.
Trong sách trời còn có rất nhiều bài thơ tiên đoán vận mệnh của nhân loài cho đến mãi mãi về sau, không bao giờ cùng tận. Có ghi rõ họ tên của những người quan trọng trong lịch sử, như vua, hoàng hậu, đại tướng quân, quan tể tướng, minh chủ võ lâm, thần y, chưởng môn nhân… nhưng đều là thiên cơ, chỉ nói ngắn gọn vài ba từ, hoặc vài ba câu, khó mà dò biết được, chỉ đợi đến khi nào sự việc đã xảy ra rồi, thì nhân thế mới ngỡ ngàng do vô tình nghe được một người nào chú giải mà thôi.
Việc thiên cơ nếu như mà nói trắng ra cho đến lòi xương cháy thịt, thì tuổi thọ của người này nhất định sẽ tiêu hao, hoặc mười năm, hoặc ba mươi năm…
Liên Tịnh liên kết những gì mà mình đã học được với một vài hình vẽ cũng như mật ngữ trong thiên thư, phát hiện có vài ba chỗ đáng ngờ, tiết lộ ba phần về thân phận thật sự của Nghiêm Long.
Nàng chưa dám nói với sư phụ mình, chỉ đánh dấu dọc đường, để lại ký hiệu trên những tảng đá có hình tròn, để chỉ đường cho các đệ tử mình đang theo dõi phía sau.
Hoa vương trong vòng nửa năm đã chiêu mộ được khá nhiều anh hùng võ tướng đi theo, muốn đánh bại Long triều, giam cầm Long thiên đế, tuy từng chịu ơn của nước này nhưng bất chấp miệng đời, quyết thảo phạt hôn quân.
Trước tiên, cho người ám sát Nghiêm Long và Từ Phụng, rồi vu cáo cho Liên nhân đế đã làm chuyện này, san bằng cả hai nước Long – Liên.
Hoa vương sai thích khách Chung Thường đi theo Hoa Đán công chúa bằng đường thủy trên sông Hoàng Hà, xuôi xuống phía nam, dùng thật nhiều vàng bạc châu báu mua chuộc tên quan thái sư gian ác Châu Thần, dùng chất nhuyễn cốt tán pha vào trà của Long thiên đế, hòng bắt sống.
Sau đó mới hư trương thanh thế, nói quá lên là trong tay mình đang có trăm vạn hùng binh, năm trăm mãnh tướng, để cho ba mươi mấy nước chư hầu phải đầu hàng, danh chính ngôn thuận mà ngồi lên ngôi thiên tử duy nhất, cai quản tất cả bốn mươi hai nước hiện giờ, thống nhất một tên gọi là Hương Quang.
Tên các quốc gia trước đây vẫn để nguyên, nhưng hạ xuống thành châu quận.
Vì Hoa vương từ khi đi xem tướng trở về, biết được trong năm 1357 này, có ba đế tinh cùng lúc xuất hiện trên bầu trời, ắt có ba người mang lá số quân vương, sợ rằng nếu như còn dây dưa lưỡng lự, một mai chia ba thiên hạ xong rồi, giấc mộng vương quyền không thể thực thi, nên nóng vội trong lòng, gấp rút ra quân.
Tình Hỉ công chúa lo cho an nguy thiên hạ, đang trong đêm cướp ngựa của dân thường, phi thẳng đến quân doanh của Hoa vương, dùng lời nhỏ nhẹ để khuyên nhủ, còn dọa là sẽ tự tử nếu như Hoa Thần không thương xót sinh linh mà đánh đông dẹp bắc.
Sự việc không thành, Hoa Thần vẫn làm theo ý kiến của riêng mình, mặc dù cũng có rất nhiều bá quan ngăn cản.
Liên Huyền Nữ hiện vẫn còn sống, tuổi độ ngũ tuần, đang bốc thuốc cứu người ở gần chân núi Long Phi.
Băng động nằm trên đỉnh của quả núi này.
Gió lùa qua mái tóc đen huyền của người đàn bà môi thắm như sen, tuổi tác không làm cho Huyền Nữ già đi, mà dung mạo vẫn tươi trẻ như thời con gái vậy.
Bà không quản chuyện đời nay vinh mai nhục, sống một mình trong căn nhà lá đơn sơ, đói thì ăn khoai lang nấu chín, khát thì uống nước sông Tương. Trải qua gần ba mươi năm, tấm lòng thêm rộng mở, đi xa tuy nhớ quê nhà, nhưng luôn mang tâm nguyện cứu đời, tha thiết bao dung.
Bà không lúc nào quên được Long Tình Diễn, kẻ đã khiến cho mình phiêu bạt khắp nơi, phải thay tên đổi họ thành Quan Phụng Vũ, luôn đeo khăn che mặt khi đi xuống núi, bán củi lấy tiền, mua lấy gạo ăn.
Cũng như không ngừng lo lắng cho long nhi mà mình đã rứt ruột sanh ra, nguyện cầu Quan Âm phổ độ.
Mùa đông đang tới, tuyết rơi trên đôi tay đang may vá áo quần cho trẻ sơ sinh, phần nóc của căn nhà bị thủng một lỗ từ lâu, Phụng Vũ cũng không thèm sửa lại, trong đêm trăng, tinh tú chầu về, xem long mẫu ngủ hay chưa.
Sáng ra, bà đi thất thần lên đỉnh núi, như có ai đó xui khiến tâm tư mình, khó cưỡng bước chân.
Chẳng lẽ trên đỉnh non thiêng có gì thân thuộc, ở cạnh nhau gần ba thập kỷ mà mẹ con chưa từng gặp gỡ hay sao?
Liên Tịnh thi hành nhiệm vụ, cần phải lên núi Long Phi để tìm một vài loài dị thảo, đang ăn khoai nướng một mình, ngồi nghỉ dưới gốc cây, hai mắt đang nhắm thiu thiu vì cả đêm đi đường không ngủ.
Định ngã lưng ra nằm xuống, thì nghe tiếng bước chân.
Thấy có một đám người ba nam bốn nữ, ăn mặc khác thường, đem theo rất nhiều vật cúng tế đi qua.
Nàng nhanh nhẹn đi theo, nghi rằng quân gian tặc.
Trong ba tên đàn ông này, có một người là Thân Hầu, cực kỳ háo sắc, thấy Phụng Vũ đang ngồi rửa chân gần bờ hồ, khởi dậy tâm tà, chạy tới ôm eo.
Phụng Vũ la thất thanh:
– Cứu! Có ai không? Cứu ta với!
Thân Hầu là sơn tặc, có võ trong người, cho nên ỷ mạnh làm càn, bế Phụng Vũ đi thẳng vào trong bụi rậm gần đó, tự cởi áo mình, cười rú như điên.
Liên Tịnh vô cùng kích động, dùng khinh công bay tới để cứu người hiền lành, dạy dỗ cho tên súc sanh này một bài học.
Không quá mười chiêu, Thân Hầu bị đánh gãy một tay, co giò bỏ chạy, gọi thêm đồng đảng tới để thị uy.
Liên Tịnh hỏi bọn chúng:
– Các ngươi có được cha mẹ dạy dỗ đàng hoàng hay không? Nếu như là bào muội của mình bị người ta làm nhục, liệu rằng các ngươi có chịu đựng nổi hay không? Sao không nghĩ đến cảm nhận của người khác? Hoặc là ngay trên chính bản thân của mình, có ai mà muốn bị người đời cưỡng bức? Có nghe thấy không?
Đám người này nghe xong thì xấu hổ, tên Thân Hầu bỏ chạy xuống núi theo con đường mòn, chưa rõ dụng tâm.
Còn lại sáu người đều xin lỗi Phụng Vũ, sau đó lao đầu chạy lên ngay giữa đỉnh núi, mò mẫm thứ gì đó xung quanh, lại rút dao ra để làm dấu ở dưới đất, bắn pháo hoa lên trời làm tín hiệu, triển khai trận pháp gì đó, nhưng do thiếu mất một người, nên không thể thành công.
Một người nữ tên Tập Hạ, là nghĩa muội của Thân Hầu, nói với Liên Tịnh:
– Vẫn còn thiếu một đồng nam, nhưng mà đồng nữ cũng được, cô nương mau giúp chúng tôi! Làm ơn! Tôi cầu xin cô nương!
Liên Tịnh không hiểu chuyện gì, trợn mắt hỏi vặn lại:
– Nam thì là nam, còn nữ thì là nữ, sao có thể lẫn lộn được? Ta không biết là các người đang muốn làm cái gì! Nói mau, bằng không đừng trách ta không nương tay! Nói!
Tập Hạ khóc lớn, những người kia cũng khóc, họ đồng thanh lên tiếng:
– Thời khắc đã sắp tới rồi! Xin cô nương cứ yên tâm, chúng tôi không phải là người xấu, việc này vô cùng trọng đại, nếu như mở phong ấn không thành, đám người như chúng tôi đây chắc là không sống nổi! Xin hãy mở lượng hải hà mà trợ sức cho chúng tôi, ân tình này của cô nương chúng tôi sẽ báo đáp thật hậu hĩnh.
Nghiêm Long đến đã lâu rồi, đứng ở sau vách đá để nghe những người không rõ lai lịch này nói chuyện.
Phụng Vũ thì lại nấp sau lưng Nghiêm Long, nhìn từ đầu tới chân của vị thiếu hiệp này mà lòng bất giác vui lên, khó mà giải thích.
Hồ Thiên Khí dẫn theo Hồ Điệp đến bằng con đường hầm thông từ chân núi lên tới đỉnh.
Hồ Điệp chạy tới, định tóm cổ nhóm người của Tập Hạ để trừng trị vì tội bất kính với long mẫu là Phụng Vũ.
Hồ Thiên Khí nói là nàng không được làm như vậy, còn mắng thẳng vào mặt nàng.
Long mẫu thấy có nhiều người, mà mình chỉ có một thân đơn lẻ, xung quanh đều là kẻ lạ, nên định trốn đi, may mà Liên Tịnh đã kịp ôm bà giữ lại.
Lúc này thì Nghiêm Long mới lên tiếng:
– Sao mọi người lại xuất hiện ở nơi này? Còn sáu người ăn mặc không giống ai đó nữa, họ đang muốn làm gì?
Hồ Thiên Khí cười lớn ba tiếng rồi nói:
– Ứng Long, hôm nay là sinh thần của cậu phải không? Cũng là ngày trọng đại của Long Cảnh Võ!
Phụng Vũ nghe nhắc đến tên con trai mình thì nghi vấn nổi lên, tiến tới hỏi:
– Ngoại trừ Liên Tịnh cô nương ra, thì tôi không biết những người còn lại là người tốt hay kẻ xấu? Xin cho hỏi cao danh quý tánh của các vị, có được không?
Rồi họ tự mình giới thiệu với nhau, qua loa đại khái, nhìn nhau miễn cưỡng nở nụ cười, dò xét đối phương.
Tập Hạ thấy thời gian trôi qua đã lâu, sắp hết giờ lành để mở con đường đi xuống băng động, khóc lóc cầu xin Nghiêm Long thay thế cho Thân Hầu để kết trận phù vân.
Nghiêm Long thắc mắc hỏi lớn:
– Phù vân trận? Đây là trận pháp gì, mà các người muốn làm gì?
Tự nhiên sấm chớp giữa trời quang, mây mù kéo tới, lúc này đã sắp qua khỏi giờ thìn, đất đá xung quanh bắt đầu sụp đổ, để lộ ra bên ngoài một chiếc cung lớn màu đen, bên cạnh là mười hai mũi tên bằng vàng tinh luyện, ánh sáng chói lòa, tự động rung lên.
Hồ Thiên Khí vừa mừng vừa lo, vẻ mặt nghiêm trang thành khẩn, nói:
– Mọi người đừng lo nhiều chuyện lặt vặt nữa, đã đến lúc rồi, long tử chỉ đợi đến ngày này để được hồi sinh!
Tập Hạ vỗ tay liên tục, vừa cười vừa hỏi trời xanh:
– Hóa công, vẫn còn thiếu một người nam, trận pháp vẫn chưa hoàn chỉnh, sao băng động lại tự mở ra con đường sáng này để cho chúng tôi đi vào, tôi không hiểu tại sao?
Từ Phụng tằn hắng từ xa, ung dung bước tới, nhìn Nghiêm Long đang chau mày thắc mắc, rồi giải thích tỏ tường:
– Thật ra phù vân trận chỉ là thứ yếu! Quan trọng là phải có mặt Ứng Long. Với lại, khi lập ra thế phong ấn này, Bạch Tuyết phu nhân đã điểm nhãn cho mười ba con thần thú thượng cổ, cùng nhau trấn giữ lối đi bí ẩn này, chúng nó sẽ biết được là người nào mang trên mình số mệnh đế vương, mới chịu mở cửa động, còn bằng không thì cho dù là chúng ta có dùng cách gì, cũng vô ích mà thôi.
Hồ Thiên Khí dắt tay Phụng Vũ đi nhanh xuống băng động, mọi người nối gót theo sau. Vừa đi, ông vừa nói:
– Con trai của bà đang ở trong đây, nó đã chờ mẫu phi của mình ba mươi năm nay, bây giờ thì hai mẹ con đã sắp đoàn tụ. Một lát nữa, bà đừng nói gì cả, mọi việc cứ để cho ta.
Phụng Vũ không tin vào tai mình, hồn phách như lạc hẳn đi.
Những người còn lại ngơ ngác nhìn nhau, ai cũng có suy nghĩ riêng ở trong lòng, có trời mới biết.
Khung cảnh đầu tiên đập vào mắt họ khi lọt thỏm vào sâu bên trong băng động là cả một rừng kỳ hoa dị thảo, binh khí dị thường, tuyệt thế võ công được khắc đầy trên các bức tường bằng đá, chín mươi lăm bộ xương người trắng hếu nằm nghiêng.
Nghiêm Long là người duy nhất dám lại gần chiếc quan tài làm từ băng gần ba trăm tuổi, bên trong là một người đang nằm ngủ yên lành có dung mạo y hệt chàng.
Long thấy người kia giống mình như đúc, trong lòng ba phần sợ hãi, chậm rãi bước lùi, không nói năng chi.
Chàng lại đi vòng quanh toàn bộ hang động lạnh lẽo, uống nước ở dưới ao dài không thấy đầu đuôi, ăn một vài loại quả có mùi vị thơm ngọt khác xa chốn hồng trần, sức mạnh tăng lên.
Từ Phụng thử luyện theo các chiêu thức võ công bằng hình vẽ, chỉ thành vài ba chiêu, còn lại mấy trăm chiêu không tài nào học nổi.
Liên Tịnh cầm lên thanh kiếm thiên tử, múa được chín đường, bị con lôi quy phun nước vào mặt mày, kinh hãi la lên:
– Trời ơi! Con rùa này sao lớn như quả núi vậy? Hình như nó đang nổi giận! Mọi người phải hết sức cẩn thận mới được!
Nghiêm Long chạy lại nhìn, con rùa cũng nhìn chàng, gật đầu ba cái, bò lại gần hơn, ánh mắt đong đầy cảm xúc như loài người không khác, ra dấu cho mọi người đi theo mình tới chỗ chiếc quan tài để cùng đào viên long huyết bảo châu từ lớp đất dày phía dưới, mang lên cho vào miệng của nam tử đang nằm yên giấc như người đã chết đi, để cho long mạch trường sinh, giải trừ tai nạn, cứu khổ muôn loài, định quốc an bang.
Phụng Vũ đã không còn dằn lòng nổi nữa, hỏi tất cả mọi người xung quanh:
– Rốt cuộc người nằm trong quan tài đó là ai, có liên hệ gì với ta và Long Tình Diễn? Có ai giải thích chuyện này thật rõ ràng cho ta biết được không? Ta có linh cảm nó là con trai ta!
Nói xong thì long mẫu gào thét, như người bị mất đi người thân, đôi mắt tuôn trào huyết lệ, âm thanh của tiếng khóc làm thức tỉnh một phần linh thức của người nam nhi đó, hai tay chàng khẽ cử động, trên đỉnh đầu phóng ra luồng khí nóng màu đỏ, nước mắt tự nhiên chảy dài, ai cũng bâng khuâng.
Hồ Thiên Khí không còn gì để im lặng lâu hơn, bình thản nói:
– Hồi trinh phi nương nương, người đang nằm trong quan tài là Long Nghiêm, con của bà và đương kim thánh thượng.
Phụng Vũ xúc động nghẹn ngào, chân run rẩy, toàn thân nặng trịch, hai mắt đỏ ngầu, không nói gì, quỵ xuống hôn mê.
Từ Phụng cho bà uống thánh thủy ma ni, dần dà tỉnh lại, khuyên bà đừng nên quá vui mừng mà hại đến quả tim.
Thử hỏi trong nhân gian có người làm mẹ nào mà không yêu thương con mình.
Từ khi sinh ra long tử, bồng hài nhi trên tay chưa ấm hơi người, đã không còn thấy mặt, mấy mươi năm trời cách biệt, sớm đã bị bệnh tim.
Phụng Vũ muốn nhỏ máu nhận thân, lấy từ trong áo của mình ra một cây kim nhỏ, tự đâm vào đầu ngón tay, nhỏ máu xuống chén nước để trên chiếc bàn gần đó, rồi nhờ Hồ Thiên Khí mở nắp quan tài, chạm mặt của hài nhi.
Nhưng đâu dễ dàng như vậy.
Hồ Điệp lặng lẽ đứng nhìn long tử đang ngủ say, cảm thấy phải làm gì đó, bèn vận nội công mà tung chưởng xuống lòng đất, chỉ thấy khói bay mịt mù, con rùa thần nghễnh cổ trêu ngươi.
Liên Tịnh nói:
– Long ca, trong thiên thư có đoạn nói là phải dùng máu của người sở hữu thanh long tuyền kiếm để khai quang, thì mới có thể lấy viên long huyết bảo châu ra khỏi lòng đất, mở nắp quan tài, giúp long tử hồi sinh.
Nghiêm Long nghe xong, đưa ngón tay vào miệng, cắn một cái, máu đào nhỏ rơi xuống đất, một khung cảnh thiên thần bỗng chốc hiện ra.
Tất cả như trở về ba mươi năm trước, thấy có một đứa bé mới ra đời còn đỏ hỏn, được một người đàn ông trẻ tuổi trông giống Hồ Thiên Khí mang vào băng động, đặt nằm ngay ngắn ở trong chiếc quan tài làm từ băng, xung quanh có vô số loài hoa đang đưa hương thơm ngào ngạt, ánh sáng lấp lánh như cầu vồng rực rỡ trong đêm, lại có một vầng trăng ở ngay trên đầu quan tài, tròn như giọt nước, các tinh linh đỏ xanh vàng trắng bay chầu về long tử để hộ thân.
Cảnh tượng này diễn ra không đầy nửa khắc, sau đó khung cảnh trở lại bình thường.
Chín giọt máu rồng của Nghiêm Long làm mặt đất ửng hồng, khói bay thấp thoáng, thanh long tuyền kiếm trong tay chàng rung mạnh bay lên hư không, trụ ở đó một hồi, phóng quang chói mắt, bay thẳng xuống lòng đất, tiếng nổ vang trời, để lộ ra bên ngoài viên long huyết thần châu.
Từ Phụng nhanh tay lấy viên châu lên, đứng ngắm nhìn thật kỹ, như ngộ ra được điều gì, muốn cướp mang đi.
Hồ Điệp đứng cản đường, rút kiếm ra khỏi vỏ, nói:
– Tỉ muốn làm gì? Còn không đưa viên long châu cho Ứng Long để huynh ấy cứu người quan trọng!
Từ Phụng nước mắt lưng tròng nói:
– Người quan trọng không nhất định là con trai của Long thiên đế! Cái nào có ý nghĩa hơn thì ta sẽ chọn! Xin lỗi!
Phụng Vũ kích động hét lớn:
– Không! Ta muốn con ta sống lại, cả nhà đoàn viên! Ngọc Phụng cô nương, coi như ta cầu xin cô, hãy trả lại viên long châu cho ta, có được không? Ta xin cô! Ta xin cô mà!
Hồ Thiên Khí đành nói hết tầm quan trọng của sự việc lần này cho tất cả mọi người cùng nghe:
– Long Cảnh Võ chính là một nửa linh hồn của Nghiêm Long, nếu như không thể hồi sinh trong ngày hôm nay, ắt sau này long quốc sẽ bị hủy diệt, không tồn tại quá mười năm. Hai người này tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nếu như không tin, thì hãy nhìn đi, vì đã cảm nhận được một nửa linh thức của mình đang ở gần đây, nên long tử mới từ từ mở mắt.
Liên Tịnh quay người lại nhìn, thấy quả đúng như vậy.
Từ Phụng không phải là người đơn giản, tuy có tình cảm trai gái sâu sắc với Nghiêm Long, nhưng đang phải chịu quá nhiều sự ràng buộc cả trong lẫn ngoài, nên cũng rất đau lòng, không ai hiểu cho cô.
Phụng Vũ chạy tới giật lấy viên long châu trong tay Từ Phụng, bị đẩy ngã ra xa.
Nghiêm Long hỏi Hồ Thiên Khí và Từ Phụng:
– Hồ tiên sinh, tại sao người lại nói như vậy? Con không hiểu gì hết? Từ nãy đến giờ, hình như con đã bị điều khiển bởi một thứ năng lượng nào đó rất lạ kỳ từ sâu trong tâm thức. Cũng không biết vì sao hôm nay mình lại muốn đến đây, và còn tất cả mọi người, tại sao vậy? Ngọc Phụng, muội đã giấu ta những chuyện gì, chẳng lẽ chúng ta là hai người xa lạ, chưa từng quen biết hay sao? Muội nói đi, Ngọc Phụng!
Hồ Thiên Khí nhìn thần sắc của Nghiêm Long năm phần suy sụp, lại nghĩ đến cơ trời ảo diệu xưa nay, nếu nói hết ra thì băng động này sẽ bị thiên hỏa rơi xuống đè bẹp, cả ngọn núi Long Phi này cũng sụp đổ thành sông, không còn dấu vết.
Nhưng lẽ nào, cứ ngậm miệng cố gượng cười như yêu ma trá mị, làm cho ai nấy kinh hoàng, sợ hãi, lung lay.
Ông nghiến răng kèn kẹt, hít thở thật mạnh, như để lấy hết dũng khí của một con người quân tử kiên trung, không màng sinh tử, nói:
– Thật ra, từ đầu ta đã biết sẽ không thể nào yên vui như mong đợi. Cũng do số mạng an bày mà vận khí cũng đổi thay. Nay ta muốn cho thiên hạ tỏ tường câu nhân quả, nên đành tiết lộ thiên cơ. Nghiêm Long là thiên tử hạ phàm, số định làm vua một nước, nhưng nếu như không chia đôi thiên hạ cùng Long Cảnh Võ, thì sẽ phải chết trong lao tù khi tuổi mới ba mươi, cho nên phải hồi sinh cho long tử, hôm nay là ngày lành đại phúc, nhị thập bát tú ở trên trời sẽ giúp đỡ cả hai. Nếu như để vuột mất cơ hội này, e rằng phải đợi tới sáu trăm ba mươi sáu năm sau mới có thêm một ngày như vậy.
Nghiêm Long tràn đầy tinh lực trở lại khi biết được chuyện này, nhưng chàng nào có muốn làm vua. Từ nhỏ đã yêu thiên nhiên, thích làm bạn cùng non xanh nước biếc, chỉ mong thế đạo quy hồi nơi tam giáo yên vui.
Là thường dân cũng không có gì là không tốt, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì cũng được, muốn ăn thì ăn, muốn ngủ thì ngủ.
Phú quý vinh hoa là mộng ảo
Vô thường nhanh đến cũng nhanh đi
Nhân nghĩa cho tròn, vui tâm trí
Tính toán, mong cầu, khổ mê ly.
Từ Phụng cũng không muốn mình mãi mãi xa cách Nghiêm Long, nhẹ nhàng đặt viên long châu vào tay chàng, hai mắt long lanh dòng lệ chảy, môi thắm sắc hoa đào tươi rói mộng thành gia.
Long đem viên long huyết bảo châu tới chỗ chiếc quan tài, đặt lên nắp đậy, nơi có đục sẵn một lỗ hình tròn, vừa khít với long châu.
Không ngoài mong đợi, chỉ thấy ánh sáng ngập trời, bốn phương chấn động, trăm hoa đua nở dị thường, các loại quả chín nhanh, con rùa thần lôi quy vô cùng mừng rỡ, bò nhanh đến chỗ quan tài, nước mắt chảy như mưa.
Ai ai cũng thành khẩn nguyyện cầu cho long tử tỉnh trọn cơn mê.
Hai khắc sau, có rất nhiều người lạ mặt từ ngoài đi vào, trong đó có cả quan binh của long triều, do Thành Tinh dẫn đầu, Mã Trường Vọng, Trịnh Thu Thủy… tất cả mang binh khí trên người, đao kiếm nghinh ngang.
Mã Trường Vọng là chưởng môn Khuynh dục phái, dùng chân đá bay một tảng đá lớn về phía chiếc quan tài, cố tình mạo phạm thiên uy, nói:
– Có ta ở đây, các ngươi đừng hòng được toại nguyện!
Trịnh Thu Thủy xông tới bóp lấy yết hầu của long mẫu Phụng Vũ, điên cuồng nói:
– Người của phái Tình hoan bọn ta đã bao vây toàn bộ núi này, hôm nay cho dù đám người ô hợp các ngươi có mọc cánh cũng khó thoát!
Đám người này hung hăng bá đạo, mặt mày tuy xinh đẹp, mà nghe qua lời nói chẳng khác yêu tà, rõ thật là tả đạo bàng môn.
Nghiêm Long nhìn kỹ bọn chúng, tay nắm chặt thanh kiếm, định đánh dẹp lũ giặc này, nhưng Từ Phụng cản lại, lên tiếng hỏi:
– Lũ súc sinh kia, nhìn dáng vẻ của các ngươi, chắc không phải là muốn tới đây để giết người lương thiện đó chứ?
Thành Tinh cười giọng khô khàn, mắt to mắt nhỏ, nói:
– Nói nhiều với những người sắp chết này để làm gì vô ích, giết hết cho ta!
Rồi chúng cùng xông lên chém giết, dường như có ai đó đã dùng rất nhiều tiền để mua mạng của Nghiêm Long.
Long là bậc cái thế anh hùng, nào sợ nào run, chỉ dùng năm phần nội lực, tung mấy chưởng thông thường, đánh một hai đường quyền, ra vài ba cước là đã dễ dàng đánh bại được bọn chúng.
Có tên cung tiễn thủ từ xa bắn lén, trúng vào lưng của Hồ Điệp, máu chảy đỏ ao.
Liên Tịnh lấy thân mình che cho long mẫu, dùng tầng thứ ba của liên hoa chưởng làm đá nổ tứ tung, khói bay mù mịt, che mắt đám người Thành Tinh, đem hoàng tử Long Cảnh Võ chạy trước.
Tuy lúc ấy, ba hồn chín vía của hoàng tử vẫn chưa về hết, nhưng cũng đã mơ hồ nhận thức được năm phần những việc đang xảy ra xung quanh mình, tai nghe được một số âm thanh.
Từ Phụng điểm huyệt để cầm máu cho Hồ Điệp, nhanh chóng đưa nàng rời khỏi băng động, ra bên ngoài tìm thảo dược trị thương.
Long mẫu không muốn trở thành gánh nặng cho mọi người, tình nguyện ở lại, chết chung với đám người Thành Tinh, nói:
– Ta là mẫu phi của long nhi, sẽ không vì ham sống mà chạy trốn. Trên người của ta có thuốc nổ, chỉ cần gặp lửa, là sẽ khiến cho nơi này trở thành bình địa ngay. Lũ người xấu xa kia, để ta đi xuống suối vàng cùng với các ngươi! Qua đây! Qua đây đi!
Thành Tinh cả sợ nói:
– Vi thần biết người là trinh phi nương nương, tuy dung mạo hiện giờ như thiếu nữ đôi mươi, mà tuổi thật đã nửa đời người, năm mươi năm chẵn, có phải đã ăn nhằm một vài loại quả kỳ lạ nào đó trên đỉnh núi Lang sơn hay không?
Long mẫu khẽ gật đầu.
Trịnh Thu Thủy nghe qua thì thích thú, dùng tay vuốt tóc, nở nụ cười ma mị, nói:
– Trên đời này còn có loại quả này nữa hay sao, có thể giữ cho một bà lão vẫn trẻ đẹp dung nhan như vầy suốt ba mươi năm, ta cũng muốn ăn thử!
Long mẫu giận dữ mắng:
– Yêu nữ, ngươi sẽ không bao giờ có được phúc phận đó đâu!