Chương 34: Ân công
Âm thanh nhộn nhịp cùng với tiếng gõ mạn tàu rền vang đánh thức Khánh Mai từ trong mộng cảnh. Ta từ từ mở mắt, trước mặt là một khung cảnh xa lạ: nhà đất, mái tranh đơn sơ, phía trên vách treo một vài cái đơm, cái đó*, trên xà nhà còn có hẳn một con thuyền nhỏ bằng nan tre phết dầu rái cùng phân bò đen xám. Ta nhấc người ngồi dậy, tựa vào thành giường tre, cả thân người đau nhức từng hồi, xương cốt như bị kéo giãn. Trên người ta là một thân áo đay màu hồng ruốc nhưng gần như bạc trắng, lại còn có vẻ hơi rộng. Đột nhiên một ngư phủ chạc chừng bốn mươi đẩy cửa bước vào. Thân hình to lớn rám nắng, râu ria xồm xoàm, trên ngực còn có một vết sẹo lớn, trông ông ta như Trương Phi trong mấy cuốn tiểu thuyết Trung Hoa ta từng đọc. Trông thấy cô bé hoảng sợ lùi về phía góc giường, đưa tay túm chặt cổ áo, gã ngư phủ cười xòa, xua tay.
– Đừng sợ, tôi không phải người xấu, quần áo là vợ tôi giúp cô bé thay, không phải tôi!
Ta vẫn thinh lặng nhìn người đàn ông trước mặt, hô hấp vẫn không thể ổn định. Biết ta đang sợ hãi, thân người to lớn kia lúng tung, đưa tay gãi đầu, với ra cửa gọi lớn. Một người đàn bà trung tuổi bước vào, trên tay cầm một sọt cá, áo quần sờn cũ chắp vá.
– Ối! Tỉnh rồi sao! Cô bé đừng sợ, trông chồng ta như thế nhưng hắn hiền như đất – Bà ngồi xuống bên giường, phất tay đuổi người đàn ông – Mau cút ra, đừng để người khác hoảng sợ!
Toàn thân ta lúc này mới nới lỏng đôi chút, lặng lẽ đánh giá người phụ nữ trước mặt. Thị ăn nói bỗ bã, dáng điệu suồng sã nhưng đôi mắt vô cùng linh động, gương mặt hiền hậu chất phát. Thị cười hềnh hệch, lộ ra hàm răng nhuộm đen
– Ta là Xướng thị, là ngư phụ chốn này, chúng ta sống bằng nghề chài lưới đánh cá, không hại ai đâu! Cô bé bị đuối nước, mê mang cả một ngày hôm qua, nhà nghèo không có nhiều giường, con Húi nhà ta phải nhường giường của nó cho cô ấy!
Khánh Mai nghe đến đây liền cúi đầu thi lễ, cảm tạ ơn cứu mạng của ân công. Xướng thị nghe nói, lại cười ha hả, xua xua tay
– Cứu gì chứ! Vợ chồng ta chỉ cho chỗ tá túc thôi, còn cứu cô là mấy người ở ngoài kia. Thuyền bọn họ bị mưa bão làm thủng, đang sửa chửa kia kìa.
*Cái đơm, cái đó: Dụng cụ bắt cá hình bầu dục, một đầu cho cái chui vào nhưng không trở ra được
Đến trưa, Xướng thị đem cá vào chợ bán. Ta thay xong y áo của mình, đeo lại vòng xuyến tươm tất mới đẩy cửa phòng bước ra. Nhà của đôi vợ chồng ngư dân này khá lớn, tuy chỉ là gạch đất thô sơ, những cũng phân gian, phân phòng. Chính giữa phòng khách là một bàn thờ gỗ, bên dưới bày một bộ bàn ghế bằng tre đã sẩm màu. Một thiếu niên một thân gấm xanh phú quý đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ, tay cầm cuốn thơ tập say sưa nghiền ngẫm. Ta toan quay gót vào phòng thì chạm phải bậc cửa, phát ra tiếng động nhỏ. Thiếu niên giật mình quay đầu, nhìn thấy ta liền cúi người thi lễ. Hóa ra tên này lại chính là Trần Thành mà ta gặp ở tiệc mừng thọ. Biết không thể trốn, ta đành đáp lễ, cúi người thật sâu
– Công tử Thành, thực cảm tạ ơn cứu mạng!
– Thật có duyên, cô nương lần này xin chớ trách mắng ta, ta là bắt buộc phải cứu người nên mới…
Hắn tươi cười lễ độ, nho nhã hòa khí nhưng trong câu văn toàn ý trách móc. Ta che miệng, khẽ cười
– Thực xin lỗi công tử, lần đó ta đã vô lễ, mong công tử lượng thứ
Thấy hắn gật đầu đồng ý, ta liền thở phào. Trần Thành lui ra một bên, mời ta ngồi xuống ghế
– Xin hỏi công tử, làm thế nào mà cứu được ta…
Họ Trần nghiên đầu khẽ cười lên một tiếng, thuật lại chuyện đêm giông bão. Hắn hơn nữa năm nay đến một thư viện ở Trấn Tây Bình thỉnh giáo một thầy đồ nay đến ngày quay trở về kinh đô thì gặp sóng lớn. Trong lúc chống trả lại cơn bão thì thuyền của ta bị lủng một lỗ lớn, thuyền phu liền mạo hiểm hạ dây kiểm tra, ai ngờ lại phát hiện ra ta đang chới với trong sóng biển liền ra tay cứu người. Lúc hắn nhìn thấy ta thì ngạc nhiên lắm, không ngờ ở giữa chốn mênh mông biển nước vẫn có duyên trùng phùng lạ lùng thế này. Ta nghe đến đây mà đỏ mặt, thẹn thùng nhìn hắn, mi mắt chớp động. Trần Thành ngẩn người nhìn ta, sau đó lên tiếng hỏi
– Cô nương gọi ta là công tử Thành, nhưng ta vẫn chưa biết tên cô nương…
– Thất lễ, ta tên gọi là Huỳnh Khánh Mai, con gái thứ ba của Huỳnh học sĩ mới được đề bạt. Gia đình ta từ Thuận Hóa đến kinh đô nhậm chức
Hắn nghe ta nói, vỗ bàn cười lớn một tiếng
– Thật hay! Ta cũng quay về kinh, chi bằng hai nhà cùng đi, có thể giúp nhau lúc nguy khốn!