Đăng cơ (4)
Đầu tháng mười một, quân Sở công hãm Bác Dương, nói rõ Hạng Võ muốn lấy lại quyền khống chế quận Tế Bắc.
Cùng lúc đó, trên đường khác quân Sở dưới sự thống lĩnh của Kình Bố tiến tới Lịch Thành ( nay là Tế Nam Sơn Đông). Đại tướng nước Tề Hồ Yển không có bất cứ kháng cự nào, cùng nùay quân Sở tiến đến, Hổ Yển đã dâng thành xin hàng, do đó mở ra thông lộ để quân Sở đi tới quận Lâm Truy. Hiện tại Tam Tề chấn động mạnh.
Đại tướng nước Tề Điền Hoành vốn lui binh trấn thủ huyện Doanh, chuẩn bị một trận tử chiến với quân Sở. Nhưng không ngờ Lịch Thành đã mất, để cửa ngỏ tiến vào Lâm Truy rộng mở. Tề Vương Điền Vinh hoảng sợ, hạ xuống một mệnh lệnh ngu ngốc.
Y phái người tiến tới huyện Doanh, lệnh Điền Hoành lập tức quay lại Vu Lăng, cứu viện Lâm Truy.
Điền Hoành không đồng ý, bởi theo y nhìn nhận, cho dù mất Lịch Thành, chỉ cần có thể bảo vệ huyện Doanh, không quá ba tháng quân Sở tất bại.
Bởi vì quân Sở trước khi hưng binh tại Thằng Trì đã mệt mỏi không chịu nổi. Hạng Võ chẳng qua chỉ dựa vào một chút nhuệ khí, mới có được thắng lợi hiện nay. Trên thực tế, quân nhu và lương thảo của quân Sở sớm đã thiếu. Dựa vào địa hình hiểu yếu của Thái Sơn, ngăn cản quân Sở tại huyện Doanh, không lâu sau, quân Sở chắc chắn sẽ cầu hòa với nước Tề.
Dù sao, quận Tế Bắc cũng là đất thuộc cố Tam Tề, nhân tâm vẫn luôn nghĩ tới vương thất nước Tề. Về phần Kình Bố, chẳng qua là nỏ mạnh hết đà, không đáng lo lắng. Đừng tưởng y đã chiếm được thành Lịch, chỉ cần Điền Vinh phái ra một đạo nhân mã tử thủ Vu Lăng, có thể ngăn cản Kình Bố. Đồng thời phái người qua sông, mời Bành Việt tại quận Cự Lộc xuất binh, như thế Kình Bố rất khó đứng vững gót chân.
Tính toán này của Điền Hoành phải nói lòa vô cùng xảo diệu. Nếu như Điền Vinh nghe theo kế sách của y, cục diện Tam Tề có lẽ có thể chuyển theo chiều hướng khác. Nhưng Điền Vinh ngày hôm nay không còn là Điền Vinh hai năm trước phụ tá Điền Đam nữa rồi. Sau khi trèo lên địa vị cao, lại đa nghi thêm mấy phần, một mực không tin tưởng bất cứ ai. Hơn nữa Điền Hoành lập lên chiến công hiển hách tạo lên danh vọng đủ lớn tại Tam Điền, mơ hồ còn vượt qua cả Điền Vinh, điều này khiến Điền Vinh càng thêm băn khoăn. Thấy Điền Hoành không nghe theo mệnh lệnh điều quân trở về cứu viện, Điền Vinh lại càng bất mãn đối với Điền Hoành.
Điều Hoành không nghe lệnh?
Không sao!
Trưởng tử của Điền Vinh – Điền Quảng cũng ở huyện Doanh, hơn nữa cũng rất có uy danh.
Vì vậy Điền Vinh mệnh lệnh cho Điền Quảng gấp rút dẫn binh tiếp viện Vu Lăng. Điền Quảng thân là Vương Tử nước Tề, đối với tộc thúc Điền Hoành cũng không quá tôn kính, ngược lại còn có chút ghen ghét. Sau khi nhận được mệnh lệnh, Điền Quảng không nói nhiều lời, lập tức triệu tập chúng tướng bãi quân chức của Điền Hoành, đêm tối dẫn binh điều về Vu Lăng. Mặc kệ Điền Hoành khuyên can thế nào đi nữa, Điền Quảng cũng không chịu nghe theo, Điền Hoành chỉ có thể trơ mặt mà nhìn phòng tuyến một tay y xây dựng sắp sụp đổ, y đứng trên đầu tường khóc lớn, rồi sau đó thề chết cũng phải ở lại huyện Doanh, không trở về Lâm Truy.
Điền Hoành có trở về Lâm Truy hay không, không quan trọng.
Quan trọng là, đại quân nước Tề đi qua Vu Lăng.
Trong tay Điền Hoành chỉ còn lại bốn, năm nghìn nhân mã, sau khi ngăn cản quân Sở tại huyện Doanh ba ngày, cuối cùng khốn thủ tại một tòa núi nhỏ bên bờ Vấn Thủy, tự vận bỏ mình ở đó. Năm trăm gia tướng dưới trướng còn sống cũng đều tự vẫn, khiến cho người cuồng ngạo như Hạng Võ cũng không khỏi cảm khái Điền Hoành là người trung liệt.
Sau khi huyện Doanh bị công phá, quận Tề Bắc đã hoàn toàn bị khống chế. Hạng Võ mệnh lệnh Bồ tướng quân xuất binh đánh quận Lang Gia, còn mình đích thân thống lĩnh đại quân hỏa tốc tiến đánh Vu Lăng.
Điền Quảng thống lĩnh đại quân nước Tề trở về tiếp viện Vu Lăng, nhưng không đợi y trở về Vu Lăng liền bị phục kích, toàn quân đại bại.
Đây cũng là kế sách của Phạm Tăng, đánh Vu Lăng là giả, phục kích quân Tề tiếp viện là thật.
Điền Quảng bị giết trong loạn quân!
Quân Tề đại bại, khiến cho quân trấn thủ Vu Lăng kinh hoàng, trong lòng không còn chút ý chí chiến đấu.
Vì thế, sau khi đại quân của Hạng Võ và binh mã của Kình Bố tập trung dưới thành Vu Lăng, tướng trấn thủ thành Vu Lăng buông lỏng không chống cự, mở cửa thành đầu hàng quân Sở. Đến lúc này, lớp bình phong cuối cùng Lâm Truy không còn, quân Sở tiến quân thần tốc, Tề Vương Điền Vương hỏa thiêu Tề Vương cung, tự vẫn mà chết. Con út của Điền Vinh – Điền Mậu, mới đầu thống lĩnh tàn binh bại tướng lui về Giao Đông, rồi sau đó phái sứ giả tiền về Cự Lộc khẩn cầu Bành Việt xuất binh.
Hạng Vũ liên tiếp thắng lợi tại Tam Tề, khiến uy danh đang suy tàn trước đó tại Thằng Trì hiện giờ lập tức vang dội.
Mà Hạng Võ lại tràn đầy tin tưởng, quyết tâm trước tháng giêng một lần hành động công phá Giao Đông, sau đó tập hợp nhân lực đoạt lại đất Hà Bắc đã mất.
Vào lúc này, một tin tức giật gân truyền đến.
Ngụy Báo nhân lúc quân Sở và quân Tề giao tranh, đột nhiên xuất binh vây hãm Bành Thành.
Bành Thành chính là thủ đô nước Sở sau khi lập nước, ở đó có Sở Vương Mị Tâm trấn thủ. Trước đây quân Sở thế lớn, đám người Ngụy Báo tuy có dã tâm, cũng không dám tùy ý hành động. Nhưng hiện tại, tình hình đã khác. Bốn phía Quan Đông bị gió lửa thiêu đốt, Hạng Võ bận rộn cứu hóa, vất vả không gì sánh bằng. Dã tâm theo đó mà rục rịch.
Đặc biệt, sau khi Ngự Sử Lang Trung nước Đường – Lục Giả bí mất đi sứ đến nước Ngụy, khiến cho Ngụy Báo rốt cuộc không nén được lòng.
Lục Giả nói:
– Nước Ngụy và nước Đường xưa nay quan hệ rất tốt. Ngày xưa Đường Vương còn chưa lớn mạnh cũng đã hợp tác rất tốt với nước Ngụy. Hôm nay nước Đường mặc dù chiếm được Quan Trung, nhưng thực tế cũng không có ý đụng tới khu vực phía nam Hà Thủy Quan Đông. Vì thế, Đường Vương nguyện ý cùng nước Ngụy hợp tác lần nữa, ủng hộ nước Ngụy lập quốc tại phía nam Hà Thủy.
Nếu như Ngụy Vương tán thành, Đường Vương đồng ý dùng Hồng Câu làm ranh giới, cùng nước Ngụỵ chia để trị.
Vùng đất phía đông Hồng Câu có thể đưa vào lãnh thổ nước Ngụy chịu sự quản lý của nước Ngụy; mảnh đất phía tây Hồng Câu đến Thằng Trì có thể khu vực hòa hoãn xung đột giữa hai nước. Hai nước Đường và Ngụy không được phái quân đội đóng quân tại Hà Lạc, bởi vậy mọi người có thể chung sống hòa bình, hữu nghị qua nhiều thế hệ.
Ngụy Báo nghe vậy, có chút động lòng.
– Phân chia ranh giới, dùng Hà Lạc làm khu vực giảm xóc, song phương không được phái quân đội qua đây, thực sự là biện pháp tốt. Chỉ có điều khu vực Hà Lạc vẫn nằm trong tay nước Sở. Cô Vương nghe nói, thủ lĩnh trấn thủ ở Lạc Dương là đại tướng Tần Quốc trước kia – Chương Hàm, không biết ai sẽ xuất binh cướp Hà Lạc đây?
Ngụ ý: Hà Lạc là khối xương cứng, ai sẽ đi gặm?
Ngụy Báo không muốn xuất binh, trong mắt y nhìn nhận, xuất binh đánh Hà Lạc, không có gì tốt. Hao binh tổn tướng, hao người tốn của cũng không nói, hơn nữa còn không đạt được lợi ích thực tế, cuối cùng còn phải lui ra ngoài, thực sự không có lợi. Đương nhiên, Ngụy Báo cũng không nói quá rõ lời này.
Lục Giả vuốt vuốt râu cười.
Tâm tư của Ngụy Báo, chẳng lẽ y không nhận ra sao?
– Ngô Vương sao không ngưng chiến với nước Sở, hôm nay đang cần nghỉ ngơi lấy sức, e là vô lực xuất binh. Không bằng thế này, Đại Vương hãy phái binh đánh hạ lạc. Toàn bộ đồ quân nhu và lương thảo cướp được tại Hạ Lạc đều do Đại Vương quản lý?
Trong lòng Ngụy Báo cười lạnh: Ngươi cho ta là tiểu tử ngốc sao? Hạ Lạc từ thời Trương Sở đến nay, đã trải qua năm năm chiến loạn, sớm đã bị tàn phá thê thảm. Các ngươi giao phong với quân Sở tại Thằng Trì, tài phú tại Hạ Lạc càng bị vơ vét thậm tệ, lúc này còn đồ quân nhu, lương thảo gì đáng nói? Các ngươi không muốn hao người tốn của, lại để ta đi đánh Hạ Lạc? Ha ha, đừng mơ tưởng!
Nghĩ tới đây, Ngụy Báo liến tục lắc đầu.
– Lục Lang Trung, không phải Cô Vương không muốn xuất binh, mà thực sự bất lực ah!
Y làm ra vẻ bất đắc dĩ, lăc đầu thở dài nói:
– Nước Sở cường thịnh, đất đai mênh mông, dân chúng giàu có đông đúc. Nước Ngụy hôm nay khốn thủ một góc nhỏ, chỉ có thể dùng hơi tàn xuất binh đánh Bành Thành, Cô Vương dốc toàn bộ lực lượng cả nước mới có thể thành công. Hiện tại chiếm đánh Hạ Lạc, quả thực có lòng mà không đủ sức. Theo ý kiến của Cô Vương, chi bằng để Đường Vương xuất binh đánh Hạ Lạc.
Đường Vương được Quan Trung nắm giữ trong tay tám trăm dặm Tần Xuyên, quốc lực hùng hậu; Đường Vương vũ dũng, dùng binh như thần, mưu lược xuất chúng, dưới trướng có mấy chục vạn thần binh, vô số tướng lĩnh, mưu sĩ nhiều như mây. Lạc Dương tuy có Chương Hàm trấn thủ, nhưng tuyệt không phải đối thủ của Đường Vương.
Lục Giả vội vàng chối từ, tỏ ý không muốn đánh Lạc Dương.
Lục Giả tỏ vẻ như vậy, Ngụy Báo lại càng muốn nước Đường xuất binh.
Song phương đấu khẩu thật lâu, cuối cùng Lục Giả đành phải miễn cưỡng đồng ý.
Còn Ngụy Báo cực kỳ đắc ý.
Rời khỏi Ngụy Vương phủ, Lục Giả tụ hợp với Phàn Khoái chuẩn bị khởi hành rời đi. Không ngờ, vừa mới đi tới một chỗ vắng vẻ, liền thấy một đội quân ngũ ngăn cản trước mặt, lạnh lùng quát:
– Ngươi đến, ý muốn nước Ngụy mất nước sao?
Lục Giả sau khi nhìn rõ người đi tới, y càng hoảng sợ, giật nảy mình một cái.
– Chu thừa tướng, vì sao ngài ở đây?
Người đến chính là Thừa Tướng nước Ngụy – Chu Thị, chỉ thấy y đi lên phái trước, trầm giọng nói:
– Lục Lang Trung, chẳng lẽ ngươi ức hiếp nước Ngụy không người?