Chương 4: Kỳ học hè ám ảnh
– Thầy ơi, mấy ngày tới mình đi cùng nhau nha?
Không rõ là đồng ý hay từ chối, Đường Trạch chỉ hỏi:
– Sao không nhờ người khác đi? Bạn đâu?
Dấu hiệu cảnh báo lời từ chối, Cố Như nói nhỏ nhẹ như đang thầm thì vòi vĩnh cho bằng được:
– Nhà mình gần mà? Cũng tiện đường nữa, thầy cho em đi nhờ mấy ngày không được hả?
– Ba ngày tới mình sẽ đi chung?
Cố Như vuốt cằm suy nghĩ.
– Hai nữa là nghỉ hè mà? Đi chung hai ngày mới đúng!
Sự ngạc nhiên biểu thoáng qua khuôn mặt chưa đến hai giây. Đường Trạch hỏi:
– Em không học hè sao?
“Học kỳ hè” đây là ba từ cô ấy được nghe nhắc đến nhiều nhất trong những ngày vừa qua. Vì sao mấy anh chị khoá trên lúc nào cũng tất bật cắp sách đến trường trong dịp hè, người thì lại ung dung về quê thăm gia đình, nghỉ ngơi? Học hè để làm gì trong khi nó không bắt buộc?
– Em sẽ về quê thăm gia đình, bên cạnh đó tranh thủ kỳ nghỉ hè để đi làm thêm, kiếm thêm một ít thu nhập, tích luỹ thêm kinh nghiệm làm việc, học hỏi thêm nhiều kỹ năng mềm hữu ích.
Cố Như chọn phương án không đi học hè mà tham gia nhiều hoạt động khác, để có một mùa hè sôi động và nhiều kỷ niệm với nhóm bạn bè thời đại học. Đúng là sau thời gian học tập căng thẳng, nên có những ngày để thư giãn và chuẩn bị bắt đầu học kỳ tiếp theo, nhưng với một sinh viên nợ nần chồng chất như cô, thà chọn kỳ nghỉ hè để đăng ký lại còn hơn.
– Không bắt buộc bởi vì chỉ là một học kỳ bổ sung, nhưng em không ý thức được mình đang bị rớt môn, nợ môn nhiều hả? Tôi có lời khuyên rằng em nên tranh thủ học kỳ hè để đăng ký học lại những môn ấy, để theo kịp chương trình học, tránh việc để nợ môn quá nhiều dẫn đến việc phải tốt nghiệp ra trường trễ hơn những bạn cùng trang lứa!
“Bị rớt môn?” Nổi lòng hoang mang tựa như cơn mưa lớn ồ ạt, Đường Trạch nghe tin này từ đâu vậy? Cố Như lập tức phủ nhận:
– Gì mà nợ môn quá nhiều? Em chỉ nợ môn của thầy và kinh tế chính trị thôi!
Đường Trạch nhướng mày quan sát cô ấy qua gương chiếu hậu.
– Vậy em không định trả nợ?
Cố Như thở dài cùng khuôn mặt u sầu nói:
– Haizz, sẽ trả nhưng là sau tháng 8, giờ em nhớ gia đình rồi, em muốn kiếm thêm tiền đóng học phí.
– Em có thể đăng ký học vượt trong học kỳ hè đề rút ngắn thời gian ra trường sớm. Không phải em muốn mau chóng đi làm sao?
Học học học, còn hai ngày nữa nghỉ hè rồi mà Đường Trạch vẫn không tha cho cô ấy.
– Sao giống như thầy đang ép buộc em quá vậy?
– Tùy emơ thôi, giờ cứ thoải mái vui chơi mấy tháng hè đi! Đến khi tốt nghiệp đừng nói sao những bạn cùng phòng đã nhận bằng còn mình thì phải ở lại trường để thi lại. Đến chừng đó người ta ra xã hội kiếm tiền rồi em mới nhận được bằng tốt nghiệp loay hoay tìm việc làm.
Cố Như chép miệng nhân lúc thầy không để ý mà lén liếc mắt một cái. Rõ ràng đã sắp xếp hành lý trước vài ngày thậm chí cả tháng cùng một nhóm bạn thân đang tìm điểm du lịch, nhưng vì lời nói của Đường Trạch mà rơi vào trầm tư, vướng bận giữa việc về quê đi chơi và tiếp tục ở lại Thành phố trong kỳ nghỉ hè.
……o0o……
10 tháng 6, khi bên gia đình đủ rồi nhóm con Thùy cùng nhau đi Phú Quốc, Sapa đi Nha Trang. Một ngày up biết bao nhiêu ảnh chụp món ăn, địa điểm, tự sướng từ hành trình đi đến về thật khiến Cố Như ngưỡng mộ đến nỗi ghen tị.
Biết trước nghe lời con bạn chịu khó học một chút thì giờ đâu phải học lại. Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian vô cùng quý giá cho bản thân, trong khi bạn bè tìm đến những nơi có cảnh đẹp để thưởng ngoạn thì cô ấy vẫn đang miệt mài học hè.
Học hè không phải đến trường từ thứ hai đến chủ nhật như những ngày thường, mà sẽ chia lịch học ra theo từng ngày. Hai – tư – sáu Cố Như đến trường ôn tập hè, ba- năm- bảy- chủ nhật sẽ đi làm thêm.
……o0o……
Những tia nắng vàng như mật ong xuất hiện, không gian náo nhiệt bởi tiếng ve ngân lên rộn ràng, mặt trời đỏ rực, nắng trưa hè thật gay gắt. Thỉnh thoảng những làn gió mát xuất hiện và xua đi không khí nóng nực, oi bức của mùa hè.
Đường Trạch vẫn phong cách quần âu áo sơ mi xắn cao đến mắt cá tay, màu đen, xám, nâu luân phiên chỉ duy nhất ba màu sắc. Cố Như luôn đánh giá cao vẻ đẹp bề ngoài của mình, nên không ít lần thầm chê bai thậm tệ vị giáo sư của mình có một kiểu thời trang thượng cổ, quanh năm một phong cách.
Đường Trạch đứng trên bục phát biểu thuyết giảng kết hợp với các phương tiện giảng dạy công nghệ có sơ đồ sinh động, lôi cuốn thông qua những ví dụ minh hoạ trên màn hình led.
Thay vì giản bày truyền thống Đường Trạch lại mở ra kho kiến thức sâu, toàn diện cho sinh viên mình luôn dẫn ra những ví dụ thực tế để sinh viên dễ tiếp thu, nắm bắt kiến thức.
Đường Trạch cầm bút cảm ứng bước đến bàn, cúi người xuống gõ vào máy tính vài hiệu lệnh, trên màn hình led trên tường hiện lên ảnh minh họa của Lão Tử và Khổng Tử, hai nhân vật trong sử sách mà ai cũng từng được nghe đến.
– Về đường lối trị nước an dân, quan điểm của Lão Tử hoàn toàn đối lập với quan điểm của Khổng Tử.
Đường Trạch đứng thẳng người dậy dùng bút cảm ứng khoanh tròn ảnh của Lão Tử trên màn hình để nhấn mạnh.
– Ông cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng, nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo. Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế.
Anh lại chuyển sang khổng tử.
– Nếu Khổng Tử đòi hỏi người trị vì thiên hạ phải là bậc Thánh nhân với các phẩm chất đạo đức như nhân, lễ, nghĩa, trí…
Ngày trước đi học hãi nhất môn Hóa. Giờ lên đại học mới chợt nhận ra, những đau khổ đã qua chưa là gì cả. Hóa ra còn có môn học ám ảnh hơn cả là Triết, chính là Triết đó!
Đã đọc sách trước ở nhà nhưng khi đến lớp vẫn không hiểu. Giáo sư thì nói rất nhiều, rất chi tiết và kỹ lưỡng nhưng chỉ mang tính lý thuyết và toàn thuật ngữ chuyên ngành. Dù cố gắng nghe nhưng gần 2 tiếng sau thì cô ấy gục.
Không chỉ riêng Cố Như mà đa phần các sinh viên khác cũng thế, chỉ cần rời khỏi bảng, rời khỏi giáo sư nhìn ngang nhìn dọc, nhìn lên nhìn xuống đa số đều thấy sinh viên tay chống cằm, mắt lờ đờ ngáp ngắn ngáp dài.
Trong giờ Triết, hiếm có sinh viên nào tỉnh táo đến cuối giờ. Siêng năng lắm cũng chỉ ngồi chăm chú được một thời gian ngắn, khi cố tập trung tư duy và tưởng tượng ra những vấn đề mang tầm “vĩ mô”, đến khi không tưởng tượng nổi nữa thì chống cằm để không ngủ gật.
– Được rồi, tiết học hôm nay đến đây thôi!
Công dân trong khán phòng như tìm lại được sức sống sau một đêm dài, bình minh cuối cùng cũng ló dạng. Vừa rồi còn có chút vui mừng, trước khi kịp cất sách vào cặp, Đường Trạch lại cất tiếng nói:
– Trước khi xuống lớp tôi muốn hỏi các em câu cuối. Ai cho tôi Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của triết học? Điều kiện ra đời của triết học Mác?
Nụ cười trên môi chợt tắt, sinh viên thất thần nhìn nhau. Từ đó đến giờ học chữ cho có thôi chứ đâu có hiểu gì đâu. Cuối cùng, cô ấy chỉ muốn hỏi ngược lại giáo sư của mình: Triết học là cái gì vậy?
– Khái niệm cũng được!
Đường Trạch nhìn xung quanh lớp, chẳng thấy ai dám ngẩng đầu nhìn vào mặt anh ấy, tất cả đều trốn tránh. Đường Trạch đặt bút lên bàn, đút tay vào túi thở dài não nề nhìn đám sinh viên mình.
– Đâu phải là một câu hỏi cao siêu ngoài lề nào đâu, nó ở ngay trong sách các em đó, trang đầu trong sách giáo khoa ngày nào cũng lật qua mà các em không chú ý sao?
Cố Như lập tức lật ngược cuốn sách lại, quả nhiên trang đầu tiên giới thiệu chủ đề triết học rồi mới bắt đầu học.
– Nếu học giỏi môn này, các em sẽ dễ dàng tiếp cận và học tốt các môn học khác, ngành khoa học khác! Sau khi ra trường, các em càng cần đến Triết học, bởi nó giúp các em có tầm nhìn bao quát, tư duy logic, phương pháp làm việc khoa học, nhận thức, đánh giá và giải quyết vấn đề nhạy bén, sâu sắc.
Nói xong anh cất laptop vào cặp da, bỏ sách giáo trình vào rời khỏi giảng đường, sinh viên thu dọn sách vở bỏ vào cặp theo sau.
Học xong 5 tiết Triết đầu óc Cố Như loạn cả. Về nhà chỉ đọc sách cho có chứ vẫn không hiểu và không nhớ nổi.
…o0o…
Vì câu trả lời đơn giản đó không ai trả lời được thế là hôm sau Đường Trạch giao cho cả lớp viết một bài tiểu luận, luận về Triết học. Với yêu cầu đề tài trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, chú thích chính xác, đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị cụ thể.
Các chương được ghi bằng chữ số Ả Rập, dưới chương là các mục gồm hai chữ số, dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương…
Haizz, một đức tính không lẫn vào đâu được chính là cầu toàn, Đường Trạch tỉ mỉ đến mức khiến người ta phải khó chịu. Không cần biết có qua bài kiểm tra này không chứ nhìn cách trình bày mà vị giáo sư này đưa ra đã thấy rắc rối rồi.
Những ngày sắp tới cô ấy đều ngập lụt trong mớ công việc. Hai ngày cho 1 bài tiểu luận 15 trang phải nghiên cứu, tìm tài liệu viết bài cho sâu và hay thì cũng khá là căng, mà làm sơ sài thì tạch môn như chơi luôn.
Viết tiểu luận cũng không có gì khó, quan trọng là môn đó giảng viên dễ hay khó. Đối với một giáo sư yêu cầu quá cao như Đường Trạch, Cố Như phải “cày xuyên đêm” đến 3- 4 giờ sáng là chuyện bình thường. Nếu không làm xuyên cả đêm cô ấy sẽ không hoàn thành được mất.
Được cái viết tiểu luận dễ qua môn đối với một số môn chuyên ngành, nhưng với triết có lúc đọc đề xong như kiểu mình chưa đọc gì.
……o0o……
Ngày nộp bài sang ngày hôm sau, một số lượng lớn các bài luận đã bị trả lại vì lạc đề chưa rõ ý chính. Một số khác vì cách trình bày văn bản không khoa học, hợp lý, cách căn lề, lỗi chính tả, đưa hình ảnh chưa phù hợp, bài tiểu luận không sinh động, hấp dẫn.
Đường Trạch yêu cầu sinh viên của mình phân biệt văn viết và văn nói. Văn viết cần ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản, rõ ràng, có tính biểu cảm, tránh nói: “thì”, “là”, “mà”,… chú ý cách diễn đạt, cách đặt câu hỏi, mở rộng và nâng cao câu hỏi một cách logic và khéo léo. Nhưng ít sinh viên đáp ứng được yêu cầu.
Trong lúc những tiểu luận bị trả về ào ào như nước, Cố Như thầm chắp tay cầu nguyện mình đừng nằm trong số đó, vì cô ấy đã dành rất nhiều chất xám và thức trắng hai đêm cho chủ đề của mình.
Dù cô ấy dồn biết bao tâm huyết, một người cực khắt khe và khó tính như Đường Trạch vẫn soi ra được những lỗ hổng trong bài tiểu luận.
– Ở chương lý luận cần nêu một số lý thuyết hoặc trình bày tổng quan về vấn đề tiểu luận. Nếu định đưa những bài học rút ra từ vấn đề được đề cập trong tiêu đề vào phần chủ đề, thì vị trí thích hợp nhất là ở cuối phần này!
Thế là vì một lỗi sai thứ tự sắp xếp mà cô ấy phải làm lại cả một bài tiểu luận dài 15 trang. Viết lại không phải vấn đề, vấn đề là cô ấy không có can đảm viết lại. Đứng trước Triết cô luôn là kẻ hèn mọn vậy đó.
May mắn Đường Trạch còn có lương tâm cho phép sinh viên được đánh máy. Nhưng tuy nhiên nhiều khi làm ở máy tính cũng khiến Cố Như “hết hồn”. Có lúc tắt máy vì chuyện đột xuất gì đó quên lưu bài đang viết dở, thế là công sức cả ngày trời ngồi làm như đổ sông đổ bể. Lúc ấy chỉ muốn hét và khóc thật to.
Sáng hôm sau Đường Trạch đòi tiểu luận, Cố Như khó xử gãi đầu hẹn sang ngày mai. Hôm nay đang có hứng làm bài thì nhà mất điện mà ở phòng trọ điện nước chập chờn lúc có lúc không vừa bực vừa tức cũng không làm gì được.
Kể ra lần làm tiểu luận này đã gặp rất nhiều những tình huống éo le, dở khóc dở cười. Nhiều lúc thấy nản không muốn làm nữa, nhưng vẫn phải cố làm cho đủ để không bị trượt môn.
Nhiều bạn ở lớp cũng như cô ấy ai cũng than vì phải viết lại quá nhiều bài tiểu luận, vì những lỗi sai nhỏ, khi hoàn thành nộp cứ tưởng là xong nhưng lại bị Đường Trạch soi ra những khuyết điểm. Phút chốc Đường Trạch đã là cái tên gây ám ảnh cho đám sinh viên khoa Triết, ngày nào cũng phải động viên nhau để làm bài.
……o0o……
21.30 Cố Như vừa kết thúc tiết học buổi tối, từ cầu thang đi xuống hành lang. Vừa đi tay vừa xoay chùm chìa khóa xe, khi đi ngang qua văn phòng giáo sư, đèn vẫn sáng, cửa khép hờ. Chắc là Đường Trạch về rồi quên tắt đèn, cô mở cửa đi vào đưa tay ấn công tắc định tắt đèn chợt phát hiện Đường Trạch vẫn đang cặm cụi làm việc bên trong.
– Giáo sư Đường?
Đường Trạch làm việc tập trung, Cố Như vừa cất tiếng nói đã làm anh giật mình ngẩng đầu dậy, vẻ ngạc nhiên biểu thoáng qua khuôn mặt rồi nhanh chóng biến mất. Anh luôn để lại ấn tượng tốt cho Cố Như bằng việc kiểm soát cảm xúc một cách hoàn hảo của mình.
– Bỏ tiểu luận xuống bàn đi!
Cố Như định vào tắt đèn thôi, bài tiểu luận vì hôm qua cúp điện nên không làm được, sáng ra cô ấy chỉ kịp sửa lại đoạn Đường Trạch bắt lỗi. Bị giáo sư đòi tiểu luận, Cố Như định chạy ra ngoài nhưng bị Đường Trạch gọi lại:
– Quay lại đây!
Cố Như dừng bước, xoay người lại mỉm cười thật tươi với anh ấy.
– Hôm nay em quên lưu bài à?
Cố Như cười để xua tan sự căng thẳng.
– Hôm qua nhà em mất điện.
Đường Trạch mím môi, cúi đầu nói lẫy một câu rồi tiếp tục làm việc.
– Em không cần làm nữa! Cũng không cần tốt nghiệp nữa!
Bị Đường Trạch dọa, Cố Như vội vàng chạy lại đứng trước mặt, doãn hai tay chống trên bàn nhìn Đường Trạch nói:
– Em không bào chữa đâu, sự thật căn nhà em thuê hôm qua bị cúp điện, nếu không tin em gọi cho chủ nhà để thầy nói chuyện có được không?
Đường Trạch im lặng không nói, đây chính là tác hại của việc học kém môn Triết, không có tư duy logic gì cả.
– Mặc dù không kịp hoàn thành toàn bộ bài viết nhưng em đã cố gắng sửa những phần sai, để em lấy cho thầy xem.