Chương 138: Là đứa nào đẻ
……
Trở về Bách Châu, Mão Sinh không có tâm trạng làm việc, cô vẫn bận rộn tìm người trong suốt một tháng nghỉ ngơi hiếm có – Ấn Tiểu Thường đã chuyển đi, căn nhà Ấn Tiểu Thường ở trong nhà máy dệt 3 bị chủ nợ tỉnh khác nhắm tới, tuy tòa án sẽ không thi hành lên căn nhà này, nhưng vẫn có vài người mang nỗi căm hận khó tan đến trước cửa nhà gây ồn ào.
Đã có không ít người tiểu khu nhà máy dệt 3 nhận ra khuôn mặt của Mão Sinh, ban đầu họ tưởng cô là chủ nợ, sau đó mới biết là bạn bè, họ càng tò mò hơn. Các ông, các chú tụ tập trò chuyện, chơi cờ dưới bóng cây nâng chén trà đoán già đoán non: “Rốt cuộc Ấn Tú nợ bao nhiêu?”
Mão Sinh giải thích rằng khoản tiền Ấn Tú được sử dụng để mở rộng sản xuất, người cuỗm tiền bỏ trốn là đối tác của cô ấy, Ấn Tú đã gánh trách nhiệm về chuyện này.
“Trách nhiệm? Hừ, chắc chắn cô ta cũng giấu tiền đấy. Nghe nói bên Chiết Giang nếu có chuyện này xảy ra sẽ lấy được hàng nghìn, hàng trăm triệu tệ.” Hiển nhiên có người không đồng tình, coi chuyện này là một cách sinh lời.
“Thời đại bây giờ, những người chất phác làm lụng cả đời cũng chẳng là gì so với số tiền một tháng của những kẻ to gan lớn mật.” Có người đi đường cũng dừng lại tham gia thảo luận.
Sắc mặt Mão Sinh tối sầm lại: “Ấn Tú không phải loại người như vậy.”
“Không phải? Cô nói này, cô đã chứng kiến con bé ấy trưởng thành từ nhỏ, quá có thể là loại người như vậy. Cháu có quen mẹ của con bé không? Hahaha.” Một bà cô khác giễu cợt: “Cô gái à, cháu phải tránh hai người bọn họ xa vào. Mẹ nào con nấy, Ấn Tú và mẹ nó đều là loại chẳng học chẳng hành, cháu không biết chuyện con bé ra ngoài làm người thứ ba bị đánh à? Chậc chậc chậc.”
“Chứ không phải ông Ngô nhà bà phải tránh xa Ấn Tiểu Thường thật xa vào à?” Có người trêu chọc bà cô đó, bị liếc thủng mặt: “Nhai thóc mục vừng thối, bỏ thì thương, vương thì tội?” Có dạo chồng bà ta từng bị đồn là cha đẻ của Ấn Tú, bà cô này hễ nhắc đến hai mẹ con Ấn Tú là không nói được câu nào hay.
“Chú nói này, hình như Ấn Tiểu Thường cũng sắp ly hôn đấy”, có người chen miệng, những nhân viên lâu năm trong nhà máy dệt 3 lập tức được khơi dậy hứng thú. Thấy đó là một ông chú, Mão Sinh lấy điếu thuốc lá đã chuẩn bị sẵn trong túi ra: “Chú ơi, chuyện này là sao?” Cô cũng lần lượt đưa cho những người xung quanh một điếu, các bà các cô không hút thuốc, Mão Sinh lại lấy đồ ăn vặt chuẩn bị cho Phượng Tường ra, bóc cho họ ăn.
Có ông chú châm thuốc cho Mão Sinh, nhưng Mão Sinh nói cháu không hút.
“Ồ, đến để đòi nợ phải không? Chú thấy biển số xe của cháu từ Ninh Ba.” Ông chú châm thuốc nói Ấn Tiểu Thường đã hơn 40 tuổi mà vẫn tòi thêm một đứa nữa, đứa trẻ đó đã hơn ba tuổi. Một gia đình bốn người sống ở nhà máy dệt 3, cứ cách dăm bữa lại cãi nhau về tiền bạc, Ấn Tú không hỗ trợ mẹ nó.
“Hỗ trợ cái gì? Nếu là tôi, tôi cũng không cho tiền.” Có người không đồng ý: “Nhà Ấn Tiểu Thường đứng tên Ấn Tú, nhìn thế mà vẫn còn chút đầu óc đấy. Người đàn ông đó bị sa thải, chỉ làm những công việc lặt vặt, một ngày vãi chài, hai ngày phơi lưới, không có việc lại nằm nhà xem TV và hút thuốc. Ấn Tú có vấn đề đầu óc mới thèm nuôi ông bố vô dụng và đứa em vô tích sự.”
Nghèo rách nát thế mà lại sinh thêm con gái, Ấn Tiểu Thường đúng là không có phước đẻ con trai.
Bà ta không thể chịu được nếu thiếu đàn ông.
Chắc là hai mẹ con cá mè một lứa.
Càng nói càng khó nghe, Mão Sinh hỏi: “Thế mẹ của Ấn Tú hiện đang ở đâu? Chuyển đi đâu rồi?”
Có thể đi đâu được chứ, đoán chừng vẫn đang tìm kiếm đàn ông ở đâu đó Bách Châu. Chắc hẳn đã về ký túc xá của xưởng sản xuất máy điện cũ, họ không có nhiều chỗ ở.
Mão Sinh hỏi về tên chồng của Ấn Tiểu Thường, hỏi năm người mới nhận được một cái tên mơ hồ “Hàn Chí Quốc”. Cô lập tức lên xe lái đến nhà máy cơ điện. Nhìn mông xe của cô, cư dân trong nhà máy dệt 3 phẩy quạt: “Bà đoán xem, rốt cuộc đó có phải chủ nợ không?”
“Chắc chắn phải, những người thời nay không sợ tanh hôi, ngoài kẻ vay tiền ra còn có thể là ai? Xúi quẩy, em rể của vợ tôi vay tôi 5.000 tệ, đã 13 năm vẫn chưa thấy trả.”
Mão Sinh đã không nghe thấy những lời bàn tán sau lưng từ lâu, cô cũng không thích nổi nơi đây. Ấn Tú mỗi khi nhắc đến nhà máy dệt 3 đều tặc lưỡi khinh ghét: “Thật kinh khủng”, những cái khác không nói, chỉ riêng miệng lưỡi tanh tưởi của những người nơi đó đã cực kỳ kinh khủng. Cô khó mà tưởng tượng được làm sao mà Ấn Tú có thể lớn lên trong bầu không khí bị người người chỉ trỏ thế này.
Khi xe lái đến ký túc xá của công xưởng điện máy, Mão Sinh không thể tin được, ngôi nhà mái ngói năm tầng với kiểu tường gạch đỏ cổ lỗ sĩ trước mặt là thứ có thể tồn tại ở Bách Châu năm 2010. Khu ký túc xá công xưởng được xây dựng với sự viện trợ của Liên Xô cũ này vẫn giữ được nét đơn sơ của những năm 1950, nền nhà không phải xi măng, cũng không phải nhựa đường, mà là đường đất đã nhão thành bùn sau cơn mưa ban nãy.
Khi cô đỗ xe bên cạnh, bỗng bị ông già hét lên: “Lái đi, lái đi.” Ông già chỉ vào tấm biển ghi dòng chữ: “Chỗ đậu xe nhà riêng” xiêu vẹo.
Mão Sinh bất lực, đậu xe bên ngoài khu dân cư. Gặp ai cũng hỏi Hàn Chí Quốc ở đâu?
Hỏi đến một bà cô, Mão Sinh bị bà cô hoài nghi săm soi một lượt: “Ô, phải đến tận đây à? Không biết.”
Mão Sinh nói cháu không đến để đòi nợ, là để tìm vợ của Hàn Chí Quốc, tên Ấn Tiểu Thường.
Đôi mày đã xăm đã lâu của bà cô nhướn lên: “Ô, vẫn là vợ à? Tưởng bảo ly hôn?” Sau đó thì thầm: “Số 42, tầng nào thì không biết.” Trước khi đi còn quay lại nhìn Mão Sinh: “Có phải, cháu là diễn viên hát kịch không?”
Mão Sinh nói phải, cháu hát sinh. Bà cô đó cười rạng rỡ lại bước đến trước mặt Mão Sinh: “Cô nói mà, giống thế cơ chứ, trông hệt Vương Lê. Vương Lê, có biết không? Là diễn viên hàng đầu của Việt kịch Bách Châu chúng ta… không, của Việt kịch Lũng Tây cơ đấy…” Mão Sinh chậm lại nghe bà cô kể về sư phụ hồi lâu, cuối cùng nói cảm ơn cô đã ủng hộ Vương Lê, có thời gian cô hãy đi xem kịch nhé.
“Chỉ cần tặng cô vé là được.” Câu trả lời của bà cô khiến khóe miệng Mão Sinh giật giật: “Thật thiết thực.”
Đi lòng vòng trên con đường đất của khu dân cư mãi mới tìm được nhà số 42. Hai dãy nhà chung cư trước cổng đều tối om, mặt kính cửa sổ của vài ngôi nhà phản chiếu sắc bóng âm u dưới bóng cây, hầu như không thấy ai đi ra ngoài. Mão Sinh đã chuẩn bị tinh thần gõ cửa từng nhà một.
Khi sắp sửa bước vào toà nhà đầu tiên, bỗng có ai đó ngồi trên bãi cỏ ven đường khiến Mão Sinh sợ hãi, đó là một cô bé khoảng 3-4 tuổi, mặt đen, thân gầy, tóc ngả vàng và một đôi mắt vô cùng đáng thương. Mão Sinh quỳ xuống nhìn cô bé, cười: “Bạn nhỏ, nhà em ở đây à?”
Cô bé không nói gì, đưa hai tay lên che miệng. Mão Sinh nhìn thấy trên cánh tay cô bé có rất nhiều mảng tím xanh tím đỏ, vết cũ vết mới đan xen trông không giống như do bị va chạm. Cô bé lại gãi cổ, Mão Sinh thấy trên người cô bé lốm đốm đỏ khắp nơi, chắc là vết muỗi đốt.
Mão Sinh lục túi, tìm được một túi thịt bò khô be bé: “Có muốn ăn không?”
Đôi mắt của cô bé nhìn túi thịt bò khô, sau đó nhìn mắt Mão Sinh, lắc đầu.
“Vậy em có biết Hàn Chí Quốc ở toà nhà nào không? Tầng mấy?” Mão Sinh nhìn căn nhà phía trước, thầm đoán, nhưng cô bé không nói gì. Mão Sinh quay mặt qua, có lẽ đôi mắt sáng long lanh, hàm răng trắng cùng nụ cười dễ gần đã khiến đứa trẻ yên tâm: “Toà 2, tầng bốn.” Ngập ngừng một lúc mới: “Hàn Chí Quốc là bố em.”
Đến tay lại chẳng tốn thời gian, Mão Sinh hỏi thế Ấn Tiểu Thường là mẹ em à? Đứa trẻ gật đầu.
Mão Sinh vui vẻ bế cô bé lên: “Ồ, tuyệt quá, đi thôi, chị sẽ đưa em về nhà.” Cô bé có chút kháng cự, đá chân muốn xuống, Mão Sinh đành thả cô bé xuống, đứa trẻ lại ngồi xổm trong bụi cỏ: “Không được về nhà.”
Tại sao? Mão Sinh hỏi mẹ em có ở nhà không?
“Mẹ đi rồi, bố không cần em, chỉ muốn anh trai thôi.” Nước mắt của cô bé sắp rơi, Mão Sinh giật mình – không ngờ lại nhìn thấy bóng dáng của Ấn Tú.
Cô cho đứa trẻ cầm đồ ăn vặt rồi gõ cửa nhà Hàn Chí Quốc. Người mở cửa là một cậu bé béo mập, vừa nghe mục đích cô đến liền hét lên: “Bố, có người tìm bố.”
“Bảo bọn đi tìm Ấn Tiểu Thường, ông đây không có tiền.” Bên trong truyền đến một giọng đàn ông
“Tôi đến để hỏi Ấn Tiểu Thường ở đâu.” Mão Sinh gọi vào. Một lúc sau có tiếng dép lê vang lên, một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi bước ra, mặt mũi thoạt nhìn đứng đắn, nhưng toát ra cảm giác rất côn đồ. Ông thăm dò Mão Sinh: “Sao mà tôi biết được? Tôi đã ly hôn với cô ta. Con gái của cô ta gây chuyện, cô đi mà tìm hai mẹ con họ.”
Hỏi thêm Ấn Tiểu Thường đã đi đâu, Hàn Chí Quốc nói cô ta sống chết ở đâu tôi không biết, cô ta không cần lo thiếu đàn ông. Hừ, cô tìm cô ta thì mang cả con nghiệt chủng dưới tầng kia trả lại cho cô ta. Chắc chắn nó không phải của tôi.
Nói xong, cánh cửa đóng sầm lại khiến Mão Sinh lùi lại một bước vì sốc.
“Này, đó là con gái của ông, sao ông có thể không cho cô bé vào?” Mão Sinh đập cửa, một lúc sau, người mở cửa ra là một bà già, bà lí nhí nói: “Chúng ta không có cách nào khác, bà…” Bà ấy nói cô bé ấy đã ngủ ngoài cửa nhà ba tháng rồi, bà toàn phải lén lút cho cô bé ăn.
Cô bé mới bao nhiêu tuổi chứ? Các người cứ để cô bé ở ngoài một mình như vậy sao?
Giọng nói của Hàn Chí Quốc vang lên: “Không phải con tôi, tôi làm ơn làm phước làm gì? Không phải còn có trại trẻ mồ côi sao? Đồn cảnh sát đâu? Bí quá thì lên phường giải quyết.”
Cửa lại bị đóng lại, Mão Sinh đứng thẫn thờ ở cửa một lúc, đột nhiên đá chân thật mạnh vào cửa, “Ối!” Cô đá vào tay nắm cửa.
Không tìm được Ấn Tiểu Thường, Mão Sinh buồn phiền khập khiễng bước ra khỏi tòa nhà, chợt thấy cô bé ngồi trên bãi cỏ đứng dậy nhìn mình. Cô bé cầm gói thịt bò khô trong tay, trong đôi mắt đáng thương ấy nhiều thêm tia hy vọng. Mão Sinh không dám đối mặt với cô bé, cô nói: “Vậy… vậy chị đi nha.”
Cô sải bước ra đường cái, đứa trẻ đó lon ton chạy theo sau cô. Mão Sinh quay lại: “Em đi tìm bà nội đi.”
Cô bé lại đưa tay lên che miệng, nhưng chân thì đóng đinh tại chỗ.
Mão Sinh càng đi càng xa, cuối cùng không nhịn được mà quay đầu lại nhìn bóng dáng nhỏ bé vẫn đứng ở đó. Cô thở dài rồi quay lại, nở nụ cười yêu thương: “Đi thôi, chị đưa em đi tìm mẹ em vậy.”
Khi Mão Sinh đặt đứa trẻ lấm lem trước cửa nhà Du Nhậm, Du Nhậm chết lặng vì sốc: “Mão Sinh… cậu bắt cóc trẻ con à?”
Mão Sinh nói mình cầu xin cậu đấy Du Nhậm, mình làm gì có gan? Mình thực sự thấy cô bé đáng thương, mẹ không muốn, bố không thương, đã ngủ ngoài cửa nhà ba ngày rồi. Cậu xem này, cô bé bị đánh và bị cắn.
Thấy đứa bé này có vẻ rất đói, Mão Sinh nhìn Du Nhậm một cách đáng thương: “Có thể cho đứa bé chút gì đó để ăn không?”
Du Nhậm do dự một lát: “Hay là đưa cô bé ra ngoài ăn?”
“Mình cũng muốn tắm cho cô bé nữa, cậu xem, mái tóc này…” Mão Sinh cau mày: “Sao họ có thể đối xử với trẻ nhỏ như vậy chứ?”
Thấy Du Nhậm vẫn do dự, Mão Sinh nói: “Coi như mình cầu xin cậu giúp mình được không? Mình thực sự không dám đưa cô bé đến nhà sư phụ mình. Còn nữa, hôm trước mình đến nhà cậu bị mẹ cậu đánh giá thật đáng thương, ánh mắt của mẹ cậu như muốn lột da mình vậy. Trước khi tiễn mình ra khỏi cửa, mẹ cậu còn cảnh cáo mình không được động vào cậu nữa, mình đã động vào gì chứ? Mình cũng không nói gì.”
Mão Sinh vái lạy Bồ Tát Du Nhậm, cuối cùng cũng đợi được đến khi Du Nhậm nói: “Cậu vào chuẩn bị đồ ăn đi, mình không biết nấu ăn lắm, đưa cô bé đi tắm vậy.”
Cô bé rất ngoan ngoãn, biết người mình bẩn nên khi nước bắn vào mắt cũng không lên tiếng. Du Nhậm hỏi em tên là gì?
“Ấn Tiểu Tiểu.” Cô bé nói, lại bắt đầu cắn ngón tay, Du Nhậm nắm lấy bàn tay nhỏ bé ấy, bảo đứa trẻ ngồi trong bồn tắm đổi vị trí để gội đầu. Chất tóc của đứa trẻ rất yếu, vừa nhìn đã biết là do không đủ dinh dưỡng. Cô cũng bắt đầu thấy thấy đau lòng: “Mẹ em đâu?”
“Em không biết.” Ấn Tiểu Tiểu bị một người lạ đưa đến nhà một người lạ khác mà không sợ hãi cũng như không chống lại. Cô nhìn người chị xinh đẹp trước mặt, chớp chớp đôi mắt to.
Tắm xong cho cô bé, Du Nhậm mới nhớ ra ở nhà không có quần áo trẻ em thay giặt. Cô gọi Mão Sinh: “Mão Sinh, em ấy không có quần áo để thay.”
Quấn Ấn Tiểu Tiểu trong một chiếc khăn tắm, Du Nhậm bế cô bé vào bếp, nơi Mão Sinh đang làm mì và thịt lợn chua ngọt bằng những nguyên liệu có sẵn: “À, thế cậu có quần áo hồi nhỏ không?”
Du Nhậm nói mình đã vứt chúng đi từ tám năm trước, thôi vậy, trước tiên tìm thứ gì đó cho cô bé mặc được đã, nếu không lát nữa sẽ đưa cô bé đi mua.
Cô mở tủ lạnh, lấy ra hai quả nho cho Tiểu Tiểu: “Em ăn trái cây trước nhé?” Ấn Tiểu Tiểu ngoan ngoãn gật đầu, sau đó lại nhìn Mão Sinh.
“Sắp xong rồi đây.” Mão Sinh đầu nhễ nhại mồ hôi, chỉ còn lại một món nữa. Cô vừa bước tới, đôi bàn tay nhỏ nhắn của Ấn Tiểu Tiểu đã nắm lấy vai cô, Mão Sinh chỉ đành bế đứa trẻ để Du Nhậm bận rộn. Đúng lúc đó có tiếng mở cửa, Du Nhậm giật mình, cầm muôi đứng trước cửa, đây chính là nguyên nhân khiến trước đó cô do dự.
Du Hiểu Mẫn rất làm lạ khi nhìn thấy Bạch Mão Sinh và một cô bé không quen, quay sang thấy Du Nhậm cầm muôi, càng bị sốc hơn trước cảnh một gia đình ba người vui vẻ hoà thuận. Du Hiểu Mẫn vịn lên tường lối vào, hít một hơi thật sâu: “Nói! Là đứa nào đẻ?”
……