Chương 6
mẹ con ở nhà nghỉ ngơi đóng cửa cần thận vào còn bà đi tìm mối mua ngô khoai về bán.
– Mẹ con em đi cùng. Ở nhà cũng không ngủ được.
– Ừ thế thì đi.
3 người dắt díu nhau đi ra ngoài đi dạo chơi, vì bà Thương sợ rằng sợi dây chuyền trên cổ con gái mình sẽ bị giật mất cho nên bà đã tháo ra và để ở trong túi du lịch ở nhà rồi.
– Bác ơi. Mẹ ơi. Ngày mai con sẽ đi bác sĩ thật ạ?
– Thật. Mẹ với bác Ngà sẽ ở bên con Phụng à. Con đừng sợ sệt gì hết nhé con gái.
– Dạ vâng ạ mẹ.
Không nhắc tới bệnh tình của Phụng thì thôi, nhắc tới rồi bà Thương với bà Ngà lại đau lòng. Sinh ra trong cảnh nghèo khó gia đình lại không có 1 xu nào hết, đã nghèo lại còn gặp cái eo mà, nghĩ mà thật tội nghiệp cho Tiểu Phụng.
Ở cách công viên Thống Nhất 20 cây số, biệt thự Mãnh Long đã và đang được xây dựng. Ông Cường sau khi trúng giải xổ số độc đắc liền thuê thợ rồi còn nhờ cả người quen ở quê mình lên phụ xây biệt thự và quán cơm Long Phụng. Đặt tên như vậy vì ông Cường bà Duyên mong muốn tìm lại đứa con dâu đã thất lạc cùng với người bạn thân thiết bấy lâu nay. Khổ lắm, cho người đi tìm rồi mà mãi không có kết quả gì.
– Bố ơi mẹ ơi!
– Ơi Long con.
– Mẹ ơi con viết được rồi, đẹp lắm luôn nè mẹ.
Long chạy tới chỗ công trình đang thi công, đưa cho bà Duyên xem tập vở ô ly có viết 2 chữ “Long Phụng” bằng bút rễ tre mực tím:
– Ôi đẹp quá này. Con trai mẹ thật giỏi.
– Mẹ ơi. Chữ Long có phải tên con không ạ?
– Đúng rồi con. Tên con là Mạnh Long, đó là con rồng uy mãnh, mạnh mẽ và quyền lực.
– Dạ. Còn chữ Phụng này là sao mẹ?
– Long ngồi xuống đây mẹ bảo.
Long ngồi vào lòng mẹ mình, bà Duyên đưa tay sờ lên sợi dây chuyền hình rồng vàng của Long:
– Chữ Phụng này, nó là con chim phượng hoàng. Con chim có đuôi công và mỏ diều hâu.
– Đuôi công? Đuôi công có phải con công ở sở thú không mẹ. Nó xoè đuôi ra to và đẹp như chiếc quạt.
– Đúng rồi, con trai mẹ thật giỏi. Mẹ nói này, chữ Phụng, Hoàng Tiểu Phụng, là 1 bé gái thật xinh đẹp. Con bé cũng có 1 sợi dây chuyền vàng giống con nhưng có mặt dây là hình con chim phượng hoàng.
– Hoàng Tiểu Phụng, đó là ai vậy mẹ?
– Đó là con gái của bạn thân mẹ, cô ấy…
Nói tới đây thôi bà Duyên rơi nước mắt, Long đưa tay áo của mình lau nước mắt cho mẹ mình 1 cách tình cảm:
– Cô ấy sao mẹ? Mẹ kể đi ạ.
– Cô ấy là người… đã cho con bú lúc con mới chào đời khi mẹ ít sữa. Mà con biết không, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để nuôi trẻ sơ sinh
– Vậy cô ấy là người tốt đúng không mẹ?
Bà Duyên gật đầu, đưa tay vuốt nhẹ mái tóc rậm rạp của Long, bà nói rằng cô bé nào tên Phụng, mà đeo sợi dây chuyền vàng hình phượng hoàng đó thì đó là con dâu của ông bà, và là vợ của Mạnh Long sau này.
– Vợ ạ? Vợ là gì ạ mẹ?
– Cũng giống bố mẹ hiện tại đây con trai yêu à. Vợ chồng là người biết yêu thương nhau, san sẻ cho nhau những khó khăn gian khổ.
Ông Cường nói xong ôm lấy vợ mình và đứa con trai, nói với Long rằng Long phải ghi nhớ cho rõ, rằng vợ của Long chỉ có 1 mình Phụng, người đang sở hữu dây chuyền phượng hoàng thôi.
– Dạ con sẽ ghi nhớ ạ. Con đi luyện viết tiếp đây ạ. Mẹ ơi, ngày mai, ngày mai con muốn ăn chè ạ.
– Mẹ sẽ nấu cho con con trai yêu à. Nhưng phải viết chữ cho thật đẹp biết không?
Long vâng dạ rồi lại chạy về căn nhà 1 tầng kia để học bài. Vì sắp vào lớp 1 mà cho nên cậu bé được mẹ rèn giũa chữ viết ghê lắm, viết xấu viết ẩu là ăn vụt vào tay, thậm chí là bỏ đói luôn, chừng nào không viết xong 6 mặt giấy thì đừng có nghĩ tới chuyện ăn cơm.
– Phụng. Hoàng Tiểu Phụng? Vợ của Long ư?
Cậu bé lẩm bẩm trong miệng, rồi viết chữ in hoa khổ to 3 chữ Hoàng Tiểu Phụng.
– Hoàng? Chắc là họ Hoàng nhỉ, Phụng thì là tên. Còn Tiểu là sao? Tiểu, Tiểu. A là đi vệ sinh à? Ơ. Sao lại là đi vệ sinh?
Không trách được Mạnh Long, cậu bé được bố dạy dỗ là trước mặt người lớn không được nói ra những từ thô thiển. Cậu cầm vở ghi lại chạy ra chỗ mẹ mình.
– Mẹ ơi mẹ ơi!
– Ơi mẹ đây con.
– Mẹ ơi. Hoàng là họ rồi, Phụng là tên rồi, còn Tiểu là sao ạ mẹ, có phải là đi vệ sinh không ạ?
Bà Duyên đang buồn khi nhắc lại chuyện quá khứ, nghe xong câu của Long nói bà liền cười như phá.
– Ôi con yêu à. Tiểu ở đây không phải là đi tiểu nha. Mà là bé nhỏ đó.
– A là bé nhỏ ạ? Tiểu Phụng, Tiểu là bé còn Phụng là phượng hoàng. Có phải là phượng hoàng bé nhỏ không mẹ?
– Đúng rồi đúng rồi. Là phượng hoàng bé nhỏ, là bé Phụng đó con à.
– Dạ vâng mẹ. Mẹ ơi con viết đủ 6 mặt giấy, ngày mai mẹ cho con ăn chè với đi chơi công viên nhé mẹ.
– Công viên à? Hơi xa đấy nhưng bố mẹ sẽ cố gắng để cho con đi ha!
Long nhảy cẫng lên vui sướng sau đó lại chạy về phòng ngồi luyện viết 3 chữ “Hoàng Tiểu Phụng” rồi “Phượng Hoàng bé nhỏ”.
Lúc đó chỉ có công viên Thống Nhất thôi là to nhất, trước kia khi còn ở Láng Hạ, ông Cường cũng thỉnh thoảng cho Long đi chơi công viên ngồi đu quay.
{Thời đó á ngồi đu quay là sướng lắm thích lắm đó các bạn à. Chứ bây giờ toàn điện thoại, lúc nào cũng tóp tóp trẻ con nó cận lòi hết ra.}
Bà Ngà vào đêm qua đã móc nối được với mối ngô khoai rồi nên sáng nay đã rời nhà vào lúc 4h sáng để đi lấy hàng, còn 2 mẹ con Tiểu Phụng ngủ tới 7h thì dậy, ăn sáng xong xuôi rồi 2 mẹ con bắt xe ôm tới bệnh viện nhi để khám bệnh.
Mình lướt qua đời nhau, để làm nhau đau. Để làm nhau khóc…. ấy chết mình nhầm😁😁
Bà Thương bắt xe ôm đi được 1 đoạn đã trông thấy xe máy của ông Cường chở bà Duyên đi chơi. Bà che mặt Tiểu Phụng lại rồi quay mặt đi, không muốn nhờ vả bạn mình mà nên bà tránh đi. Chỉ lướt qua như vậy thôi bà Thương thấy đứa bé trai ngồi đằng trước.
– Thằng bé đã lớn như vậy rồi haha…
– Mẹ ơi. Thằng bé nào vậy ạ?
– À… không. Không có gì con à.
Bà Duyên ông Cường nay hứa cho Mạnh Long đi chơi công viên cho nên từ lúc 7h sáng, gia đình 3 người hạnh phúc đã lên xe rồi đi sang nội thành chơi. Còn 2 mẹ con Tiểu Phụng thì đi tới bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ trước tiên.
– Mẹ mẹ ơi… con… con sợ.
– Đừng sợ. Có mẹ đây. Đừng sợ gì hết nhé con yêu.
– Dạ vâng ạ mẹ.
2 mẹ con dắt tay nhau đi vào lấy số để tới lượt mình rồi vào phòng khám bệnh. Bà Thương nhớ lại chuyện xưa, khi mà bà bế Mạnh Long trên tay rồi cho Mạnh Long bú, lúc đó cậu bé đen nhẻm cơ như hòn than, ấy vậy mà bây giờ da trắng sáng rồi đấy, thật là xinh trai và khoẻ khoắn mà. Nhìn lại con gái mình, đứa bé gái trắng hồng hào mịn màng thế đấy nhưng lại mang trong mình căn bệnh quái ác.
10’ sau tới lượt bệnh nhi Hoàng Tiểu Phụng rồi, bà Thương bế con gái mình vào phòng khám bệnh. Sau khi nói tình trạng bệnh tình cho bác sĩ, thì bác sĩ gật đầu rồi dẫn mẹ con Tiểu Phụng đi chụp hình tim. Tiểu Phụng sợ quá mà ôm lấy cổ mẹ khóc thét lên.
– Không sao hết con yêu à. Bác sĩ không tiêm đâu mà.
– Cháu bé à. Bác sẽ không tiêm. Bác chỉ chụp hình x quang tim của cháu thôi. 1 chút xíu thôi là xong rồi, nhé!
Tiểu Phụng nín khóc, sụt sịt mũi 1 chút rồi nằm im để cho bác sĩ chụp x quang.
– Cháu ngoan. Xong rồi nhé. Cô Hồng bế cháu ra lấy kẹo nào, còn mẹ cháu đi với tôi.
Cô y tá tươi cười từ đầu chí cuối bế Tiểu Phụng bé tí như kẹo mút ra phòng chờ, nơi cũng có các mẹ đang bế con mình tới khám bệnh. Còn bà Thương bên trong phòng khám với bác sĩ, bác sĩ nói:
– Tôi biết gia cảnh nhà chị. Nhưng chị à, bệnh tim bẩm sinh không thể nào uống thuốc mãi. Chị hiểu ý tôi nói không?
– Tôi hiểu ạ. Nhưng… bác sĩ à. Nếu không phẫu thuật, con bé sẽ sống được bao lâu nữa ạ?
– Bệnh tim bẩm sinh của cũng may mắn là phát hiện kịp thời. Gia đình chị và chồng chị cũng không có ai bị bệnh tim nên là sự sống của cháu được kéo dài hơn những đứa bé khác. Nên chị yên tâm là cô bé sẽ sống được khá lâu. Nhưng cũng không thể chủ quan mà ngừng thuốc hay là không đồng ý phẫu thuật nhé.
– Dạ vâng tôi biết chứ. Phẫu thuật tim bây giờ thì tôi không có tiền bác sĩ à nên có thể kéo dài bằng thuốc thôi.
Bác sĩ gật đầu rồi bấm bút viết đơn thuốc đưa cho bà Thương. Cũng chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà nhiều đứa trẻ không có tiền để mổ tim, cũng chỉ kéo dài bằng thuốc men, nhưng uống thuốc quá nhiều cũng không phải cách hay. Đất nước còn nghèo khó, biết làm thế nào được bây giờ.
2 mẹ con Tiểu Phụng về gần tới công viên Thống Nhất thì cũng vừa vặn gia đình bà Duyên ông Cường đi xe máy trở ra. Nhưng 2 gia đình gặp nhau làm sao được khi mà bà Duyên đưa con gái mình đi cổng khác chứ.
– Mẹ ơi. Phượng hoàng bé nhỏ sinh ngày bao nhiêu vậy ạ?
– 26/8/1999 đấy con à.
– Ơ. Thế là sau con ạ?
– Haha đúng rồi đó con trai.
– Haha vậy là khi nào gặp Tiểu Phụng, con sẽ gọi là em, em Phụng. Mẹ ơi em Phụng, có xinh không mẹ?
– Lúc mới sinh ra con bé rất xinh Long à. Da trắng hồng hào.
– Hihi.
Long cười híp tịt cả 2 mắt lại, cậu bé sau này sẽ cưới 1 cô vợ rất xinh nè. Nếu xinh đẹp từ lúc mới sinh thì chắc chắn lớn lên sẽ xinh đẹp nè.
– Bố mẹ ơi. Bố mẹ lấy phượng hoàng bé nhỏ cho con nha!
– Haha thằng bé này. Tất nhiên rồi con yêu à. Mà con nữa đó, đừng có cưa cẩm cô bạn cùng lớp nào đấy nhé!
Tiểu Phụng hôm nay được đi chơi đu quay đúng nghĩa nè. Cô y tá ở viện lại còn cho Phụng kẹo khá nhiều nữa nên cô bé lại càng vui. Bà Thương cũng cười mà đôi mắt đỏ hoe ngập nước. Tiền phẫu thuật ghép tim là 1 số tiền rất lớn, nhưng chỉ có phẫu thuật thôi nó mới giúp cho Phụng không phải uống thuốc đắng nữa.
2 mẹ con chơi tới chiều mới về, chỉ có vài bước chân để về nhà thôi, tiện quá rồi.
– Con chào bác Ngà!
– Bác chào 2 mẹ con. 2 mẹ con chơi vui không?
– Dạ vui lắm ạ bác ơi. Mẹ con cho con đi chơi hết tất cả trò chơi trong công viên đó bác. Thích ơiiii là thích.
Nhìn đống ngô khoai sắp trong nhà, bà Thương gật đầu ưng bụng. Ngô khoai ngon thế kia àm làm bánh chắc là sẽ có lãi lắm đây. Bà Thương móc tiền trong túi ra thì chán luôn, làm sao mà đủ để mua bột làm bánh.
– Thương!
– Dạ chị.
– Bây giờ tao phân công này. 2 mẹ con mày bán sáng còn tao bán đêm nhé!
– Hôm nay… em đi trên đường vô tình gặp vợ chồng con Duyên. Chị bán sáng tới 12h trưa đi. Còn từ 1h chiều tới đêm là của em!
– Mày trốn tránh vợ chồng nó đến khi nào đây Thương? Con bé Phụng nó đeo dây chuyền phượng hoàng, nó là bảo vật của dòng họ Phạm đấy con điên. Mày nhắm có trốn tới hết đời được không. Còn nữa, 2 mẹ con bán tới 12h đêm, có biết chỗ này nhiều thằng nghiện không.
Bà Ngà phân công lại, bà bán từ sáng tới 12h trưa, từ 1h chiều tới 7h là 2 mẹ con Tiểu Phụng bán, còn từ sau 7h tối thì cả 3 người bán. Tới 2h sáng thì về ngủ.
– Không bàn nữa biết chưa!
– Dạ vâng ạ.
Cũng gần tới 1h rồi, bà Thương với Tiểu Phụng xách khoai rồi cân đĩa, túi bóng rồi túi tiền lẻ mng ra ngoài chỗ vỉa hè bày khoai và ngô, Phụng cũng giúp mẹ mình luôn, bàn tay bé nhỏ xinh xinh trắng nõn bẻ từng tấm áo ngô ra trông yêu dễ sợ chứ.
– Oa mẹ ơi. Ngô trắng ạ.
– Ừ đó là ngô nếp con yêu à. Luộc lên ăn, còn nước ngô đó cho chút đường vào, sẽ ngọt và thơm lắm.
– Dạ mẹ.
Quay trở về với gia đình ông Tuấn, ông Tuấn kể từ sau khi lấy bà Thảnh vào năm 2000, ông không còn thiết tha gì về nhà nữa. 1 ngày có 24h thì ông làm rồi ăn ngủ nghỉ ở ngay tại chỗ làm luôn. 1 năm sau đó tức năm 2001 thì ông được ban lãnh đạo cất nhắc lêm làm quản đốc bằng chính thực lực của mình chứ không phải là do bố mẹ ông can thiệp.
Hôm nay, đang làm trong văn phòng thì có tiếng gõ cửa cộc cộc:
– MỜI VÀO!
Mở cửa phòng ra đi vào, không phải là cấp dưới của ông mà là 1 trong 2 người mà ông Tuấn không muốn gặp nhất đó là bà Thảo em gái út của ông.
– Anh Tuấn à. Bố gọi anh về ăn cơm đấy.
– Mời cô Hoàng Thị Phương Thảo, nhân viên kế toán của mỏ than Đông Triều ra khỏi phòng tôi.
– Anh à. Em là em gái anh đó. Anh có nhất thiết phải xưng hô xa lạ với con em gái này không?
Ông Tuấn buông bút rồi đan tay vào nhau, đưa ánh mắt lạnh lùng vô cảm nhìn đứa em duy nhất còn lại của mình, ông nói:
– Từ sau cái lần cô, mẹ và con đàn bà rắn độc đó lên Hà Nội, nói những lời cay độc với Thương khi cô ấy đang mang bầu cũng như thái độ và việc làm của cô sau khi em trai tôi mất, thì tôi không còn có đứa em gái như cô.
– Anh à. Em biết là em đã sai, em cũng đã sửa đổi, ăn chay niệm phật rồi. Em cũng phụ anh tìm chị Thương và cháu Phụng.
– Giang sơn dễ đổi bản tính khó rời, cô nghe câu đó chưa cô Phương Thảo?
Bà Thảo ngậm ngùi quay đi ra ngoài và đóng cổng lại. Bà Thảo ân hận lắm rồi, mẹ thì điên dại sau cái chết của người anh thứ, anh cả thì lạnh nhạt với gia đình, người chị và cũng là người bạn chơi thân thiết với bà hoá ra lại là người đàn bà lẳng lơ. Còn người phụ nữ, đúng ra là con dâu trưởng của nhà, sẽ thay bà Thảo gánh vác mọi việc trong nhà thì bà và mẹ mình lại đay nghiến nói không ra gì hết cả. Về tới nhà, thấy mẹ mình đang ôm chiếc chăn mỏng ầu ơ ru hời, bà Thảo lại trào nước mắt.
– Mẹ à. Vào nhà thôi mẹ. Con cho mẹ ăn cơm nhé.
– Thằng Tuấn nó lại không về à con?
– Dạ vâng ạ bố.
Bà Vui luôn miệng vỗ về gọi Toản ơi, sau đó còn vung tay đánh rồi tát bà Thảo, nói rằng tại sao lại dành Toản với bà, không được mang Toản đi.
– Bà nó à. Vào ăn cơm thôi nào.
Ông Đoàn cùng con gái mình nâng bà vợ vào, ngày nào cũng như vậy hết. Bà Thảo rơm rớm nước mắt nói:
– Anh Tuấn nói đúng lắm, con cho dù có ăn chay niệm phật thì cũng chẳng thay đổi được gì hết cả. Anh Toản nói không sai mà, quả báo nhẵn tiền lắm.
Quả báo nhẵn tiền, bà Vui nghe xong rơi nước mắt, đánh rơi chiếc chăn mỏng mà 3 4 năm nay bà nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa rồi hôm nào cũng ru ngủ xuống dưới đất, nước mắt rơi xuống gò má sạm đen.
– Toản ơi! Con mang mẹ đi theo con đi Toản.
– Mẹ. Mẹ ơi!
– Mẹ thằng Tuấn à!
Nói được câu đó, vậy là bà Vui đã nhớ lại chuyện con trai của mình qua đời rồi, vậy nghĩa là bà đã hồi phục.
– Mẹ ơi! Mẹ. Mẹ biết con không? Con là ai? Con tên gì ạ?
– Con là Hoàng Thị Phương Thảo, con gái út của mẹ.
– Con con làm nghề gì mẹ?
– Con làm nhân viên kế toán.
Tới lượt ông Đoàn, ông cũng hỏi câu tương tự như bà Thảo đã hỏi, bà Vui cũng trả lời lưu loát như hồi chưa có bị điên. Bà nói rằng bà muốn đi thăm mộ Văn Toản.
– Được được. Ăn cơm, nhà mình ăn cơm đã rồi tôi với con Thảo đưa bà đi nhé.