Mấy Đời Phiêu Bạt

Mấy Đời Phiêu Bạt

Tác giả: Phẫn Nộ Đích Hàm Áp Đản

Mấy Đời Phiêu Bạt – Chương 9

29.

Công chúa giao toàn bộ tài sản cho ta quản lý, dặn ta dùng nó làm từ thiện. Theo lời nàng mà nói: “Tiền bạc sinh không mang đến, chết không mang theo. Chi bằng làm chút việc thiện, tránh để cuối cùng lại rơi vào tay kẻ khác.”

Ta dùng số tiền đó để cưu mang những bé gái bị bỏ rơi, lập ra “Dục Anh Đường”.

Tất cả những bé gái lớn lên ở Dục Anh Đường đều sẽ có một chấm đỏ trên mu bàn tay. Ta kể cho chúng nghe về lai lịch của dấu ấn đó, cũng kể về những mẩu chuyện xưa của công chúa.

Ta nói với chúng rằng:

Đã từng có một nữ nhân dám đứng lên tranh đấu, giành lại quyền lợi ngang hàng với nam nhân. Đáng tiếc, nàng thất bại. Nàng bị ép quay về khuê phòng, không còn được tự do. Nhưng nàng đã dùng hành động của mình để nói cho tất cả nữ nhân trên đời rằng:
“Các ngươi vẫn còn rất nhiều con đường có thể đi.”

Lễ trưởng thành, ta sẽ để các cô gái thề trước bài vị trường sinh của Lý Linh Tú:

“Hôm nay lập thệ, nguyện làm tỷ muội, cùng chung chí hướng, lời thề son sắt!

“Cùng chèo chống qua giông bão, hoạn nạn không rời, thề này không đổi, trời đất chứng giám!”

Đây là lời thề mà tất cả các cô nương trong Nương Tử Quân đã cùng nhau định ra. Không có Lý Linh Tú, sẽ không có Nương Tử Quân, càng không có Dục Anh Đường như ngày hôm nay.

30.

Những ngày tháng yên bình không kéo dài được bao lâu, công chúa ngã bệnh. Ta lật tung y thư nhưng vẫn không tìm ra cách cứu chữa bệnh tình của nàng.

Chẩn đoán của đại phu chỉ có mấy chữ: “Ưu kết tại tâm.” (Uất ức tích tụ trong lòng)

Những ngày cuối đời, nàng nắm chặt tay ta, cố gắng muốn nói điều gì đó. Ta hiểu rõ nàng muốn hỏi gì.

“Nương Tử Quân rất tốt, Dục Anh Đường cũng rất tốt.”

Nàng rưng rưng nước mắt, mãn nguyện nhắm mắt lại.

Kiếp này, ta là người duy nhất có thể sống thọ đến cuối đời.

Ta cùng các tỷ muội của Nương Tử Quân nuôi dạy lũ trẻ ở Dục Anh Đường khôn lớn, lại dạy chúng đọc sách viết chữ. Những nữ tử này thông minh chẳng kém gì nam nhân, quản lý sản nghiệp của Dục Anh Đường vô cùng đâu vào đấy.

Dần dần, Dục Anh Đường cũng có chút danh tiếng, một số tửu lâu cũng bắt đầu thuê nữ nhân làm việc. Lương trả cho nữ nhân rẻ hơn nam nhân, mà làm việc lại yêu cầu sự tỉ mỉ hơn. Không ít thương gia cũng bắt đầu chấp nhận nữ nhân làm quản sự.

Rốt cuộc, Lý Linh Tú vẫn mở ra được một cánh cửa mới trong thế giới do nam nhân thống trị.

Sau đó, ta lại một lần nữa tỉnh dậy trong bóng đêm u tịch. Cảm giác lần này hoàn toàn khác.

Ta… hình như đã đến thế giới mà tỷ tỷ từng nhắc đến.

Cho đến khi ba tuổi, ta thấy mẫu thân cầm vải trắng quấn lấy chân ta, lúc ấy ta mới hiểu ra… Đây không phải là thời đại mà tỷ tỷ đã nói đến.

31.

“Nếu con không bó chân, sau này làm sao lấy được tấm chồng tốt?”

Hình như ở một kiếp nào đó, ta đã nghe những lời tương tự, hoặc cũng có thể là từ miệng của tỷ tỷ.

“Nếu con không học cách quản lý việc bếp núc, sau này cha mẹ chồng sao có thể vừa lòng?”

“Nếu con chỉ sinh con gái, làm sao có thể ngẩng đầu ở nhà chồng?”

“Tính cách con mạnh mẽ quá, đàn ông nào có thể chịu được?”

“Con tiêu tiền hoang phí như vậy, đàn ông nào có thể nuôi nổi?”

“Con mải mê công việc, không lo việc nhà, đàn ông nào có thể mãi bao dung?”

“Con không biết làm việc nhà, ai muốn cùng con xây dựng gia đình?”

“Con không trang điểm ăn diện, làm sao thu hút được đàn ông giỏi giang?”

“Con không biết nấu ăn, chẳng lẽ để chồng con ngày ngày ăn cơm bên ngoài?”

Thì ra qua bao thế hệ, chẳng có gì là thay đổi cả.

“Bó chân ai cũng thế cả, nhịn một chút là qua thôi. Chịu đau một thời gian, về sau sẽ được hưởng phúc.”

“Nữ tử chân to sẽ bị người ta cười nhạo là không có gia giáo, nhà chồng tốt sẽ chọn những nữ tử đoan trang hiền thục.”

“Chân con càng nhỏ, càng không phải làm việc nặng, chỉ cần sống an nhàn sung sướng. Lớn lên con sẽ hiểu nỗi khổ tâm của mẹ.”

Kiếp này cha mẹ rất thương ta, nhưng chính tình thương đó lại khiến ta cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Ta cầm kéo dí vào cổ mình.

“Nếu mẹ nhất định muốn con bó chân, vậy thà để con chết đi còn hơn!”

Khoảnh khắc ấy, ta thực sự muốn chết.

Những ràng buộc truyền thống ăn sâu bén rễ này khiến ta không thể thở nổi. Ta giận mẹ vì sao lại ép ta bẻ gãy đôi chân lành lặn.

Chân mẹ lở loét, mủ máu chảy đầy, nhìn đến mà phát sợ. Dải vải bó chân thấm đầy mồ hôi và máu mủ, từng bước đi lảo đảo như muốn ngã. Rõ ràng mẹ cũng rất đau đớn, thế mà vẫn muốn ta chịu chung nỗi đau ấy.

Nhưng mẹ cũng đã từng bị bó chân, ta chẳng thể trách bà được. Bởi vì mẹ thật sự nghĩ rằng làm vậy là tốt cho ta. Tình thương đầy áp chế ấy khiến ta vô cùng khó chịu. Nếu không thể thuyết phục được mẹ, ta thực sự không muốn sống kiếp này nữa.

May thay, cuối cùng mẹ vẫn thương ta.

“Thôi thôi thôi, không bó thì không bó nữa… Chỉ mong sau này con đừng hận mẹ.”

Nhà ta là gia đình thư hương thế gia, ông nội từng là quan lại thời nhà Thanh. Lễ nghi càng nghiêm ngặt hơn người thường, hàng ngày phải chào hỏi cha mẹ đúng giờ, phụng dưỡng bữa ăn.

Từ nhỏ, cha đã định hôn ước cho ta. Vị hôn phu tên là Trình Vọng, mười mấy tuổi đã ra nước ngoài du học.

Ta luôn tìm cách từ hôn. Nhưng không ngờ, sau khi Trình Vọng từ nước ngoài trở về lại mang đến một tin tức tốt lành.

Bình luận


Không có bình luận.

Cấu hình

Báo cáo

Bình luận

Đang tải...

Bạn cần đăng nhập để bình luận.

Đăng nhập